Kiến thức Con người 9 điều các sếp nên tránh

9 điều các sếp nên tránh

2
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam“Ai cũng có thể nổi giận. Điều đó thật dễ dàng. Nhưng nổi giận với đúng người, đúng mức độ, đúng thời điểm, đúng lý do và đúng cách thì thật là khó khăn” – Aristotle

Không đúng giờ

Đây là công việc của bạn. Đừng tạo thành thói quen về sớm. Nhân viên của bạn sẽ có sự so sánh nếu bạn ra khỏi phòng làm việc vào lúc 3 giờ và gọi điện thoại cho họ từ phòng tập thể dục vào lúc 5 giờ để kiểm tra họ.

Đi uống rượu với người trợ lý

Những câu chuyện bông lơn, những chén rượu. Bạn là người đã trưởng thành. Bạn cần phải là một hình mẫu. Những gì bạn làm ngoài giờ làm việc cũng sẽ đặt ra những hình mẫu, tiền lệ cho các nhân viên.

Yêu cầu nhân viên làm bất kỳ điều gì không liên quan đến công việc

Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Ví dụ, cho con chó của bạn đi dạo, đón con hay mua quà sinh nhật cho ai đó giúp bạn.

Để các nhân viên nghe thấy bạn gọi các cuộc điện thoại cá nhân

Bạn đã trưởng thành. Nếu không, họ cũng sẽ có thể “nấu cháo” điện thoại như bạn.

Không phải là người bạn của nhân viên

Hãy là một ông chủ tốt, nhưng đừng mở cửa cho nhân viên vào chỉ để bàn tán về một vở kịch mới nhất. Bạn có thể cởi mở đủ để các nhân viên có thể tâm sự những vấn đề nghiêm trọng của họ, chẳng hạn như nợ nần hay chăm sóc con cái. Nhưng đừng biến mình trở thành một cái sọt đựng những câu chuyện ngồi lê đôi mách vụn vặt.

Không tham gia, khi bạn có thể

Ví dụ, công ty cần gửi gấp 100 cuốn sách giới thiệu cho khách hàng, trong trường hợp khẩn cấp và không có việc gì quá gấp gáp, bạn có thể ngồi dán nhãn phong bì. Dù sao đây cũng là đội làm việc của bạn. Một chút bẩn tay vì hồ dán thậm chí sẽ rút ngắn nhiều khoảng cách giữa bạn và nhân viên.

Tiết lộ những khó khăn về tài chính hoặc vấn đề của công ty

Nếu nhân viên của bạn cảm thấy nghi ngờ về tình trạng của công ty, rất có thể họ sẽ tìm việc làm khác trước khi bạn nhận ra điều đó. Việc chia sẻ những khó khăn này là nguyên tắc đối với các công ty lớn, nhưng ở các công ty nhỏ thì không nhất thiết phải làm điều này.

Né tránh trách nhiệm khi có điều gì không ổn với khách hàng hoặc đối tác, cần gánh lấy trách nhiệm

Là một ông chủ, bạn phải chịu trách nhiệm điều hành mọi việc suôn sẻ. Nếu bạn có vấn đề với nhân viên, bạn cần phải làm việc với anh ta một cách sát sao hơn, đào tạo thêm nếu cần hoặc để anh ta ra đi. Không thể chụp mũ nhân viên vì những lỗi lầm của anh ta.

Cai quản chứ không phải quản lý

Cần phải để cho nhân viên lãnh lấy trách nhiệm đối với công việc của họ. Hãy hướng dẫn, tạo điều kiện cần thiết, chứ đừng bao cấp, cũng đừng coi sóc họ.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không