Chỉ có thành thật với chính mình mới giúp bạn cải thiện được những thiếu sót. Hãy phân tích một cách thẳng thắn về ảnh hưởng trong cách cư xử của bạn đến việc tạo nên những rắc rối này. Thu thập nhiều nguồn ý kiến là manh mối tìm ra những sai lầm. Và cuối cùng, không có gì hữu ích bằng việc nói chuyện một cách cởi mở với nhân viên và những đồng nghiệp ngang chức, bạn sẽ thấy sự khách quan trong cách đánh giá những gì cần phải thay đổi. Sếp cũng có thể giúp bạn một phần. Cùng là người mang trọng trách chỉ huy đồng thời cũng có nhiều kinh nghiệm nên sếp của chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề nhanh chóng và chính xác hơn.
Những ảnh hưởng không tốt có thể bắt đầu từ đây:
Thiếu sự hợp tác: khi đưa tất cả nhân viên của mình vào một nhóm sẽ xuất hiện sự ganh đua rất khốc liệt. Những tư tưởng chia rẽ trong nội bộ hình thành rất nhanh khi vô tình bạn đưa cho một nhân viên nhiều công việc hơn hay khoản ngân sách nhỉnh hơn người khác.
Không dám chấp nhận rủi ro: lỗi lầm có thể khiến một tổ chức ngừng hoạt động vì thế rất nhiều nhà lãnh đạo không chấp nhận những ý tưởng mới mà chưa qua thực nghiệm. Tuy nhiên một nhà lãnh đạo tài ba đã dạy tôi rằng những nhân viên luôn cố gắng thực hiện những đổi mới và chấp nhận thất bại sẽ đóng góp nhiều cho tổ chức hơn so với những người thành công nhưng không dám thử thách. Thay vì sợ sệt hãy lập ra chế độ thưởng hàng tháng cho nhân viên. Chính điều này sẽ giúp nhân viên làm việc tích cực hơn và có cơ hội thực hiện những ý tưởng của họ. Nếu không bao giờ thay đổi thì sẽ không bao giờ tìm thấy điều tốt đẹp hơn.
Thiếu thông tin: nếu nhân viên lúc nào cũng chỉ báo cáo tin tức tốt lành thì họ đang biến bạn trở thành ông sếp hoang tưởng. Hãy đừng để họ nhầm lẫn giữa việc bạn muốn nhìn thấy kết quả vơí việc chỉ muốn nghe những điều tốt đẹp. Nắm bắt những thông tin cần thiết như ai đang đảm đương dự án, nhiệm vụ của họ là gì…
Để lộ những phút giây “chơi vơi”: có nhiều khi quyết định của công ty không làm bạn mấy hài lòng dù nó tốt cho công việc. Dấu đi những cảm xúc cá nhân để không làm ảnh hưởng tới những thành viên khác. Để tìm lại thăng bằng hãy đặt mình vào vị trí của họ và những khó khăn họ đang phải đối mặt bởi lẽ mỗi quyết định được đưa ra không phải dành cho một cá nhân mà là cho tập thể.
Một nhà lãnh đạo tài giỏi là người hiểu rõ vai trò của mình trong công việc, sẵn sàng học hỏi điều mới và tạo được động lực cho nhân viên.
Theo Tầm nhìn