Kiến thức Đãi ngộ Hạnh phúc không làm cho nhân viên sáng tạo hơn

Hạnh phúc không làm cho nhân viên sáng tạo hơn

9
Các công ty muốn nhân viên của mình thêm gắn kết và sáng tạo đều cố gắng khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng hầu hết các nhà khoa học đều nói rằng đó không phải là câu trả lời.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Theo các nhà khoa học, sự sáng tạo đòi hỏi phải được hình thành trên các yếu tố như: sự kiên trì và khả năng giải quyết vấn đề, chứ không phải sự tích cực trong tinh thần.

Nhà khoa học máy tính Anna Jordanous tại đại học Kent và nhà ngôn ngữ học Bill Keller từ đại học Sussex ở Anh quốc đã rà soát các nghiên cứu trong 50 năm qua về quá trình sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và định hình được 14 thành tố của sáng tạo.

Và hạnh phúc, tiếc thay, lại không nằm trong số này.

Sự sáng tạo rất phức tạp.

14 thành tố mà Jordanous và Keller tìm ra cần phải kết hợp với nhau ở nhiều mức độ khác nhau tùy vào từng việc cần làm, không cái nào quan trọng hơn cái nào mặc dù các hoạt động sáng tạo khác nhau có thể đòi hỏi một hoặc nhiều thành tố kết hợp với nhau.

Mark Davis, một nhà tâm lý học từ đại học Bắc Texas, chia sự sáng tạo ra thành 2 giai đoạn: tạo ra ý tưởng và giải quyết vấn đề.

Trong nghiên cứu của mình, ông kết luận rằng trạng thái tâm lý tích cực là hữu ích khi cần phải động não, xử lý thông tin, và cho ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Nhưng sự khắc nghiệt lại là yếu tố chủ chốt để vượt qua khó khăn và hoàn thành mục tiêu, còn tinh thần tích cực không giúp gì cho quá trình giải quyết vấn đề, bởi quá trình này đòi hỏi khả năng suy xét và chắc chắn không mang lại cảm giác thoải mái với các yếu tố: Bình phẩm và đánh giá, thử nghiệm và thất bại.

Áp lực mà các vấn đề tạo ra có thể không dễ chịu nhưng nó tạo động lực khiến chúng ta hoàn thành mục tiêu, Davis cho biết.

Nói cách khác, những cảm xúc tiêu cực hóa ra lại có lợi cho quá trình sáng tạo.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không khuyến khích chúng ta phải sống trong tình trạng tinh thần khổ ải để phục vụ mục đích sáng tạo.

Còn Emma Seppala làm việc tại Đại học Stanford, tác giả của cuốn sách “The Happiness Track” (Con đường hạnh phúc) giải thích như sau:

“Cảm xúc tích cực cường độ mạnh đôi khi khiến người ta mệt mỏi y như các cảm xúc tiêu cực. Sự sáng tạo không nhất thiết được tạo ra khi chúng ta bị stress và xúc động cao độ”.

Amy Arnsten, một nhà thần kinh học tại trường Y đại học Yale cho biết, để duy trì hoạt động tối ưu của não, nhằm mục đích sáng tạo, thì kiểm soát tâm trạng là yếu tố chủ chốt, chứ không phải hạnh phúc hay sự căng thẳng được chủ ý tạo ra.

Áp lực cảm xúc, dù tốt hay xấu, cũng có thể gây ra sự rối loạn trong hoạt động của phần vỏ não trước (PFC), khu vực trong não được cho là có liên quan đến sự sáng tạo.

PFC phản ứng với kích thích cảm xúc bằng cách giải phóng dopamine, và đây là điều tốt nếu có chừng mực. Nhưng những cảm xúc quá mạnh vượt ngoài tầm kiểm soát lại tạo ra sự rối loạn của PFC, làm giảm khả năng suy xét và cản trở sự sáng tạo.

Để đánh giá chính xác công việc và xác định cần làm gì tiếp theo trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải bình tĩnh. Cảm xúc quá hưng phấn về những gì sắp làm có thể khiến ta không thấy được sự thật là công việc vẫn chưa được làm đến độ.

Arnsten giải thích rằng, miễn là chúng ta cảm thấy việc mình làm có thể hoàn thành được thì ta sẽ không cảm thấy căng thẳng đến nỗi khiến PFC bị nhiễu loạn, và ta sẽ kiểm soát được sự bất ổn, duy trì được động lực và cuối cùng là tạo ra được các giải pháp sáng tạo.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không