1. Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển thị trường tới phòng làm việc của bạn, rồi giải thích một cách rất căng thẳng về vấn đề khó khăn mà một sản phẩm mới đang gặp phải. Bạn cảm thấy không hiểu rõ vấn đề này, bạn sẽ:
a. Lắng nghe, sau đó bảo ông ta hãy tự đưa ra quyết định mà ông ta nghĩ là tốt nhất.
b. Gật đầu và làm ra vẻ hiểu vấn đề, sau đó ra quyết định dựa trên những gợi ý của ông ta.
c. Thừa nhận rằng bạn không nắm rõ vấn đề và nhờ một nhà điều hành khác giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
d. Nhớ trong đầu là phải tìm hiểu thêm về hoạt động của các công ty nghiên cứu và phát triển thị trường.
2. Khi phải ra quyết định, bạn sẽ:
a. Cho rằng chỉ có một người là ông chủ thôi và bạn có được vị trí như ngày nay nhờ việc bạn đưa ra các quyết định đúng, của riêng mình.
b. Là người muốn thu thập ý kiến của càng nhiều người càng tốt trước khi đi đến một sự thống nhất.
c. Ủy thác lại. Bạn thuê những người tài giỏi, thông minh, trả tiền cho họ thì lẽ nào bạn không thể giao việc này cho họ được chứ?!
d. Kết hợp cả kiểu a và kiểu b. Bạn xem xét tất cả những lựa chọn có sẵn, sau đó chịu trách nhiệm cuối cùng về việc đưa ra quyết định mà bạn cho là đúng nhất.
3. Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bạn động viên nhân viên của mình bằng:
a. Tiền thưởng: Ai lại không thích tiền thưởng cơ chứ!
b. Mục đích: Mọi người làm việc ở đây biết về điều chúng ta đang cố gắng để làm được.
c. Không làm gì cả.
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế có thể khiến chính phủ nhiều nơi đưa ra các luật lệ, quy tắc chặt chẽ hơn. Bạn xem điều này:
a. Là điều không thể tránh khỏi. Nó đang diễn ra rồi, vì thế tốt hơn cả là học cách thích nghi.
b. Điều này không tốt cho doanh nghiệp của bạn và bạn phản đối bằng mọi giá.
5. Bạn đã thông báo một kế hoạch chiến lược 5 năm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng này. Bạn sẽ:
a. Giữ nguyên kế hoạch. Việc có tầm nhìn dài hạn rất quan trọng. Chỉ nghĩ về những cái trước mắt thì làm sao giành được những mục tiêu xa hơn!
b. Bắt đầu lại. Đây là lúc cần sự linh hoạt và suy nghĩ sáng tạo.
c. Tìm kiếm câu trả lời từ các cộng sự – những người đang nhìn thấy cuộc khủng hoảng này – hoặc ít nhất là lên kế hoạch để bảo vệ công ty khỏi những thảm họa không lường trước.
d. Cứ để nguyên kế hoạch đó và không làm gì cho đến khi khủng hoảng qua đi. Bất kỳ quyết định nào vào lúc này đều có thể sai.
Đáp án:
Câu 1: đáp án đúng là c. Nhà lãnh đạo không sợ thừa nhận những điều họ không biết.
Câu 2: đáp án đúng là d: Thực ra việc ủy thác không phải là quá tệ nhưng nhà lãnh đạo cần phải là người cuối cùng ra quyết định. Quá nhiều quan điểm (như phương án cool.gif cũng không phải là tốt hoàn toàn vì quá nhiều có thể dẫn đến việc không dẫn tới một sự nhất trí nào.
Câu 3: đáp án đúng là b. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiền thưởng không làm cho nhân viên làm việc tốt hơn. Các nhà lãnh đạo tốt nhất có thể truyền đạt rằng doanh nghiệp của mình đang tạo ra những điều gì, các sản phẩm sẽ được cải thiện như thế nào hoặc giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển bền vững.
Câu 4: đáp án đúng là a. Nhà lãnh đạo nhận ra rằng họ cần biết các luật lệ luôn chặt chẽ, tôn trọng và phối hợp hiệu quả với những người đưa ra các luật lệ này.
Câu 5: đáp án đúng là b. Trong trường hợp này, các nhà lãnh đạo bảo vệ cuộc sống cần thích nghi nhanh chóng khi những cơn bão không lường trước tấn công. Bây giờ không phải là lúc để cứng nhắc hoặc đổ lỗi.
Theo CNN