Những góp ý, lời khuyên mang tính xây dựng sẽ tiếp thêm động lực, thúc đẩy trẻ học tập chăm chỉ hơn. Nhưng những ý kiến này rất có thể khiến người nhận hiểu sai, coi đó như là lời phán xét hay chỉ trích.
Ảnh minh họa
Đây là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh, thầy cô đang gặp. Các nghiên cứu của Hiệp hội giáo dục từ thiện Sutton Trust (Vương quốc Anh) cho thấy góp ý đúng cách và khoa học là chiến lược rất tốt giúp giáo dục trẻ, theo The Guardian.
Để lời góp ý đạt hiệu quả, thầy cô và cha mẹ cần lưu ý 6 điều sau:
1. Không nên khen tùy tiện
Trẻ rất muốn được khen sau khi nỗ lực đạt được điều gì đó khó khăn. Nhưng khen quá nhiều làm trẻ dễ cảm thấy bối rối. Khen quá thường xuyên, ngay cả khi việc trẻ làm được một việc mà không quá khó khăn có thể khiến các em không cố gắng đạt được thành quả cao hơn.
2. Góp ý tế nhị
Các thanh thiếu niên thường rất quan tâm đến việc bạn bè nghĩ gì về mình. Nếu bất kỳ ai góp ý nhưng làm việc đó trước mặt đông người thì các em sẽ coi đó như hành động phán xét, chỉ trích.
Thêm nữa, góp ý giữa chốn đông người còn khiến các em sợ hãi và bị ám ảnh sự thất bại.
3. Đừng bao giờ so sánh
Sẽ tốt hơn nếu lời góp ý, chia sẻ tập trung vào phát triển cá nhân, giúp cải thiện năng lực cho thanh thiếu niên hơn là so sánh các em với bạn cùng lớp.
Một trong những tác động tiêu cực của sự so sánh là khiến người khác mất tự tin trong cảm xúc, học tập, mất động lực và hay xuất hiện lo lắng.
4. Khen một cách cụ thể
Thông thường, chúng ta thường khen chung chung bằng những từ như tốt, giỏi… Nhưng không phải lúc nào thanh thiếu niên cũng hiểu hết ý nghĩa lời khen, chủ yếu do cấu trúc não của các em giai đoạn này sẽ gặp khó khăn hơn khi cố gắng hiểu ý người khác.
Hãy khen thật cụ thể. Ví dụ đừng nói là “em đã làm rất tốt”, mà hãy nói là “cách em làm như vậy rất tốt”.
5. Khen sự nỗ lực, không khen trí thông minh
Khen ngợi vì sự nỗ lực sẽ có tác động hiệu quả hơn là khen các em thông minh. Điều này cũng giúp thanh thiếu niên định hình khuôn mẫu làm việc của mình.
6. Không nên khen một cách lấy lệ
Đây là điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất. Người lớn không nên khen một cách lấy lệ. Mọi lời khen phải nhằm mục đích gì đó như để thay đổi hành vi, thái độ hay nhận thức của thanh thiếu niên.
Theo Thanh niên
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông