Thời gian gần đây, ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ được nhắc đến nhiều như là một công cụ hoặc một chức năng quản trị Doanh nghiệp. Trong khi chưa có quy định hoặc yêu cầu từ phía cơ quan chức năng, hiệp hội chuyên nghiệp về Kiểm toán nội bộ, thì nhiều Doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng cho mình một cơ chế Kiểm toán nội bộ như là một phần của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và quản trị Doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu các khái niệm và thảo luận dựa trên thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn ở Việt Nam để giúp các Doanh nghiệp định hình và tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ của mình như là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình siết chặt công tác quản trị Doanh nghiệp, đối phó với áp lực của thị trường trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Vai trò và chức năng của Kiểm toán nội bộ
Trên thế giới, Kiểm toán nội bộ đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên 60 năm và được thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Cùng với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh tế, vai trò và chức năng của Kiểm toán nội bộ trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm soát một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tế công, kinh tế tư nhân và cả các tổ chức phi lợi nhuận.
Trong những năm đầu thập kỷ này, từ sự kiện sụp đổ của các tập đoàn lớn (Enron, WorldCom…) đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đều có mối liên hệ đến sự tồn tại và vận hành thực sự của một cơ chế quản trị Doanh nghiệp trong một Doanh nghiệp để có thể quản lý và kiểm soát được rủi ro. Các Doanh nghiệp đều chịu một áp lực rất lớn trong việc nhận biết tất cả rủi ro mà Doanh nghiệp đang phải đối mặt và phải lý giải được cách thức làm thế nào để kiểm soát các rủi ro này ở mức độ chấp nhận được. Cùng với sự phát triển của khung quản trị rủi ro Doanh nghiệp, Kiểm toán nội bộ đang dần được xem là một công cụ hữu hiệu để một Doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro của mình thông qua cả chức năng đảm bảo và chức năng tư vấn cho ban giám đốc và cho các chủ sở hữu. Vai trò của Kiểm toán nội bộ chuyển dịch từ vai trò truyền thống trong hoạt động đánh giá công tác quản lý sang các hoạt động mang tính chất tư vấn và đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan cho các cấp quản lý. Kiểm toán nội bộ tham gia trực tiếp vào chu trình quản trị Doanh nghiệp, bao gồm chu trình hoạt động, thủ tục kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và cả báo cáo tài chính.
Trong rất nhiều công ty niêm yết và công ty đại chúng, Kiểm toán nội bộ hỗ trợ trực tiếp cho HĐQT và ủy ban kiểm toán trong vai trò giám sát chung các hoạt động của Doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp, với vai trò ngày càng quan trọng và mang tính độc lập của Kiểm toán nội bộ vào cơ chế quản trị Doanh nghiệp được xem là một tất yếu cùng với sự phát triển của quản trị Doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.
Học viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ (IIA) là một trong những tổ chức đi tiên phong và có uy tín nhất trên thế giới trong việc định hướng và đặt ra khuôn khổ hoạt động cho Kiểm toán nội bộ. IIA đưa ra các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nội bộ (CMKiểm toán nội bộ) và liên tục cập nhật các chuẩn mực này như là một thông lệ tốt nhất về Kiểm toán nội bộ. Tất cả các kiểm toán viên nội bộ là thành viên của IIA bắt buộc phải tuân thủ các chuẩn mực và quy định về Kiểm toán nội bộ của IIA. Về vai trò của Kiểm toán nội bộ trong điều kiện thay đổi phức tạp của các nền kinh tế thị trường, đặc biệt là kinh tế Mỹ năm 2002, IIA nhấn mạnh: “Kiểm toán nội bộ, HĐQT, ban giám đốc và kiểm toán độc lập là nền tảng của một cơ chế quản trị Doanh nghiệp hiệu quả hơn đang bắt buộc phải có ở các Doanh nghiệp”. Các CMKiểm toán nội bộ của IIA cũng đã và đang được sửa đổi để phản ánh vai trò của Kiểm toán nội bộ trong cuộc cải tổ quản trị Doanh nghiệp, đặc biệt là thời kỳ sau Luật Sarbanes-Oxley và cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.
Có thể minh họa sự thay đổi trọng tâm trong vai trò của Kiểm toán nội bộ theo định nghĩa của IIA qua các năm như sau:
►Định nghĩa năm 1947: “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá độc lập trong một tổ chức về công tác kế toán, tài chính và các công tác khác của tổ chức đó. Hoạt động Kiểm toán nội bộ được xem như là các dịch vụ mang tính bảo vệ và xây dựng hỗ trợ cho ban giám đốc”
►Định nghĩa năm 1981: “Kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập được thiết lập trong một tổ chức để đánh giá và kiểm tra các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. Hoạt động Kiểm toán nội bộ được xem là một dịch vụ hỗ trợ cho chính tổ chức đó”
►Định nghĩa năm 1999: “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đưa ra sự đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập và khách quan được thiết kế nhằm mang lại giá trị và tăng cường hoạt động của một tổ chức. Kiểm toán nội bộ trợ giúp một tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, của hệ thống kiểm soát nội bộ và của các chu.
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù Kiểm toán nội bộ vẫn được đề cập như là một bộ phận của cơ chế quản lý tài chính cần được thiết lập trong một Doanh nghiệp hoặc một tổng công ty (thường được đề cập như là một bộ phận của cơ chế quản lý tài chính cần được thiết lập trong một Doanh nghiệp hoặc một tổng công ty (thường được đề cập trong điều lệ công ty), vẫn chưa có các quy định hoặc thông lệ về việc xây dựng và triển khai chức năng này. Rất nhiều Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn xem Kiểm toán nội bộ như một hoạt động hỗ trợ cho ban giám đốc theo như định nghĩa sơ khai của IIA; coi Kiểm toán nội bộ là một chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ về công tác tài chính kế toán hoặc chỉ là một bộ phận “mở rộng” của phòng/ban tài chính kế toán. Chỉ một số ít đơn vị có sử dụng Kiểm toán nội bộ trong kiểm tra việc tuân thủ các quy định kiểm soát liên quan đến một số hoạt động (ví dụ như bán hàng, quảng cáo, marketing…). Tuy nhiên, trong các trường hợp này, Kiểm toán nội bộ vẫn thường trực thuộc một bộ phận quản lý nhất định, không có được tính độc lập khách quan và cũng chưa được xem là một mắt xích của quản trị Doanh nghiệp. Để có thể thấy được “lỗ hổng” hoặc “khoảng cách” giữa những kỳ vọng về Kiểm toán nội bộ trong quản trị Doanh nghiệp với thực trạng của Kiểm toán nội bộ trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể đi sâu về vai trò của Kiểm toán nội bộ trong việc (i) đưa ra đảm bảo và (ii) đưa ra các tư vấn cho Doanh nghiệp.
(i) Kiểm toán nội bộ với vai trò đưa ra đảm bảo
Các tổ chức và Doanh nghiệp thường kỳ vọng Kiểm toán nội bộ sẽ cung cấp được các dịch vụ mang tính đảm bảo cho hệ thống nội bộ của mình. Trong nền kinh tế thị trường có mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các Doanh nghiệp đều hướng tới nhiều mục tiêu cùng một lúc, bao trùng cả mảng quản trị, kinh tế, đạo đức kinh doanh, xã hội và môi trường… Kiểm toán nội bộ cần phải có đủ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đưa ra được các đảm bảo cho Doanh nghiệp về việc Doanh nghiệp đã và đang vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu đã đề ra. Các đảm bảo do Kiểm toán nội bộ mang lại chủ yếu tập trung vào quản trị Doanh nghiệp thông qua quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ các vấn đề về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội (bao gồm cả vấn đề môi trường, vấn đề tuân thủ). Trong khi ban giám đốc và lãnh đạo Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ thì hoạt động Kiểm toán nội bộ đưa ra đảm bảo cho ban giám đốc và ủy ban kiểm toán (hoặc HĐQT) rằng, hệ thống kiểm soát nội bộ được vận hành một cách hiệu quả như được kỳ vọng. Để tránh xung đột về lợi ích và đảm bảo tính độc lập, Kiểm toán nội bộ thường chịu trách nhiệm trực tiếp trước HĐQT hoặc đại diện của HĐQT, như ủy ban kiểm toán.
Thực trạng ở nhiều Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do quy mô cũng như tính phụ thuộc của Kiểm toán nội bộ, Doanh nghiệp cùng với các nhà đầu tư chưa thể có được sự đảm bảo cần thiết về tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát rủi ro và việc tuân thủ các quy định trong và ngoài đơn vị. Nếu đơn vị có bộ phận Kiểm toán nội bộ thì cũng chỉ có thể giúp một bộ phận quản lý cụ thể nào đó có được một sự tin tưởng nhất định về việc vận hành của một số bước kiểm soát, chủ yếu là phê duyệt và tuân thủ về tài chính kế toán, ghi chép và hạch toán hoặc về việc sử dụng và quản lý một số tài sản nhất định. Doanh nghiệp vẫn cần phải tiến một bước dài mới có được sự đảm bảo với quy mô và cấp độ lớn hơn từ Kiểm toán nội bộ trong các lĩnh vực có liên quan.
(ii) Kiểm toán nội bộ với vai trò tư vấn
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cùng với các bước kiểm soát rủi ro, các bước tuân thủ… bao trùm một phạm vi rất rộng vì tất cả các cấp của Doanh nghiệp đều có tham gia vào các quy trình đề ra. Công việc của Kiểm toán nội bộ bao gồm việc đánh giá phương châm cũng như văn hóa quản lý rủi ro của một Doanh nghiệp, đến việc xem xét và báo cáo tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách quản lý. Dựa trên các công việc đó, Kiểm toán nội bộ được kỳ vọng sẽ đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện các bộ phận có cơ hội phát triển hoặc có những khiếm khuyết cần khắc phục. Thêm vào đó, Kiểm toán nội bộ có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn trợ giúp một cách riêng biệt cho tất cả các cấp trong một đơn vị, từ HĐQT đến các nhân viên và các cấp quản lý trong việc thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Một số ví dụ cụ thể về vai trò tư vấn của Kiểm toán nội bộ như sau:
-Chức năng tư vấn cho HĐQT và ủy ban kiểm toán cũng như tư vấn cho ban giám đốc: Kiểm toán nội bộ cần có kỹ năng và kiến thức cũng như kinh nghiệm cần thiết để có thể tư vấn cho các cấp này của Doanh nghiệp trong việc giám sát chung về báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đạo đức Doanh nghiệp… Kiểm toán nội bộ cũng có thể tư vấn sâu hơn về việc quản lý tài sản, các yêu cầu tuân thủ… Để tránh xung đột về lợi ích và đảm bảo tính độc lập thì Kiểm toán nội bộ sẽ không được trao chức năng tư vấn. Kiểm toán nội bộ cũng sẽ không thay mặt ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh.
-Chức năng đào tạo: Kiểm toán nội bộ với kiến thức chuyên môn và kỹ năng của mình có thể tham gia công tác đào tạo cho các bộ phận và phòng, ban trong Doanh nghiệp về các mảng liên quan đến công nghệ thông tin trong quản lý, thủ tục kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro, báo cáo tài chính, các quy định tuân thủ… Thông quan các hỗ trợ đào tạo này, Kiểm toán nội bộ sẽ góp phần tăng cường năng lực của nhân sự trong một Doanh nghiệp và giúp các vị trí thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả hơn.
Việc tư vấn của Kiểm toán nội bộ trong nhiều Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (nếu có) thường chỉ dừng lại ở các khuyến nghị xuất phát từ kết quả của công tác kiểm tra, kiểm soát cụ thể. Rất hãn hữu chức năng tư vấn riêng biệt của Kiểm toán nội bộ (gồm cả đào tạo) được sử dụng một cách chính thức, Kiểm toán nội bộ chưa thể “bán” được các dịch vụ tư vấn của mình trong nội bộ một Doanh nghiệp. Tính độc lập giữa vai trò tư vấn và kiểm toán cũng chưa được đặt thành vấn đề với chức năng Kiểm toán nội bộ.
Theo VACPA
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông