Kiến thức Tin tức - Sự kiện Tập huấn học phần giáo dục hòa nhập cho các cơ sở...

Tập huấn học phần giáo dục hòa nhập cho các cơ sở đào tạo giáo viên Tiểu học

7
Ngày 26/9, tại Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo triển khai học phần giáo dục hòa nhập cho các chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học cho các trường ĐH, CĐ có mã ngành đào tạo giáo viên Tiểu học. 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Hội Thảo ngày 26/9

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thực tế giáo dục hiện nay khiến nhiều giáo viên dạy giáo dục hòa nhập đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để giải quyết căn bản những vướng mắc này của giáo viên khi ra trường giảng dạy, cần phải giải quyết từ khâu đào tạo giáo sinh trong quá trình đào tạo sư phạm.

Chính vì vậy Bộ GD&ĐT đã xây dựng học phần giáo dục hòa nhập cho chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ ĐH, CĐ. Mục tiêu của học phần là cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cho giáo sinh, để giáo sinh ra trường không bỡ ngỡ và giải quyết được những khó khăn gặp phải khi ra trường, giảng dạy giáo dục hòa nhập.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
 Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tạo Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu các trường ĐH, CĐ cần nhận thức được sự cần thiết đưa học phần vào chương trình đào tạo. Coi đây là một kỹ năng nghiệp vụ mà giáo sinh sư phạm cần phải có;

Sau hội thảo này, các trường cần thảo luận về cách thức triển khai tại cơ sở đào tạo của mình và tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm của các trường đã triển khai tốt. Các trường chủ động liên hệ với các cơ sở giáo dục để xây dựng hệ thống các trường cho sinh viên đi thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ nói chung và kỹ năng giáo dục học sinh khuyết tậ nói riêng.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tin tưởng rằng sau hội thảo, các trường sẽ đưa học phần này vào chương trình đào tạo giáo viên để góp phần thực hiện bền vững mục tiêu của chiến lược giáo dục 2010 – 2020 có 70% trẻ khuyết tật ra lớp, duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục là huy động 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.

Theo Giáo dục và Thời đại

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không