Kiến thức Tin tức - Sự kiện Làm thế nào để trẻ thích đọc sách?

Làm thế nào để trẻ thích đọc sách?

8

Đọc sách là một phương pháp tích luỹ kiến thức rất hiệu quả và giúp trẻ biết tư duy và tự lập, nhưng hiện nay hầu như trẻ em không thích đọc sách.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Bất lực trước ti vi, điện thoại

Nhiều vị phụ huynh cho biết, rất muốn giáo dục cho con văn hóa đọc nhưng gần như bất lực, trước sự thờ ơ với sách của con. Chị Minh có con trai năm nay lên lớp 4 Trường tiểu học Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội than phiền, dù chị rất cố gắng nhưng hiệu quả gần như bằng không. “Nếu mẹ đọc cho nghe, thì cu cậu cũng rất chăm chú. Nhưng nếu tự đọc thì chỉ được vài trang là quay ra chơi điện tử”, chị Minh chia sẻ. 
Theo Vụ Thư viện, Bộ VH-TT-DL, có tới 26% dân số VN hoàn toàn không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc, chỉ có khoảng 30% đọc sách thường xuyên. Cũng trong một thống kê khác của bộ này, mỗi năm trung bình 1 người VN đọc không hết 1 cuốn sách. Trong khi đó, ở các nước Âu, Mỹ, trung bình mỗi người đọc khoảng 12 cuốn sách/ năm. Tại Nhật Bản, bình quân mỗi người cũng đọc 1 cuốn sách/ tháng.

Chị Lệ, khu tập thể Trường ĐH Giao thông vận tải, Q.Ba Đình, Hà Nội, cũng than thở về việc con chị “nghiện” ti vi và trò chơi điện tử: “Mặc dù từ bé tôi đã mua rất nhiều sách về để con có thói quen đọc, nhưng không thành công. Mỗi tối chồng tôi và hai đứa con mắt dán vào màn hình ti vi, hoặc nếu không, thì bố xem ti vi, đứa lớn cầm điện thoại lướt facebook, đứa nhỏ cầm iPad chơi game…”.

Để giúp con yêu sách, nhiều phụ huynh đã tìm đủ mọi cách nhằm cải thiện tình hình. Các phương pháp như cho con làm quen với sách từ nhỏ, hoặc bố mẹ đọc sách cho con, cùng con…được các phụ huynh vận dụng, nhưng kết quả vẫn không như mong muốn. Chị Yến, tổ 15, P.Phúc Đồng, Q.Long Biên, Hà Nội cho biết, chị khá kiên nhẫn trong việc dạy cho con thích sách nhưng tạm thời thất bại. “Có đợt tôi lên kế hoạch tối nào cũng đọc sách cho con trước khi đi ngủ. Nhưng chỉ nghe được vài phút, cháu lại đứng dậy nhảy chồm chồm hoặc chọc ghẹo anh”, chị Yến kể.
Lỗi tại người lớn?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, thì việc học sinh ngày nay lười đọc sách không phải lỗi ở bản thân các em mà là bắt nguồn từ văn hóa của người Việt.
Theo ông Nguyễn Quốc Vương, nghiên cứu sinh tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản thì người VN chưa có thói quen đọc sách trong sinh hoạt và dùng sách như một công cụ để tìm kiếm thông tin, vì quan niệm “không đọc sách vẫn sống như thường” hay “đọc sách đâu có ra tiền”… 
Mặt khác, lối giáo dục nặng về khoa cử với triết lý học để thành danh, để kiếm tiền…đã làm cho mối quan tâm của học sinh với thế giới hẹp lại một cách đáng tiếc. Khi thế giới hẹp lại như vậy, họ sẽ không có động lực thôi thúc từ bên trong để đọc sách. 
Cũng theo ông Vương, nếu muốn hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em, giáo viên và phụ huynh phải có nhận thức đúng, hợp lý về triết lý giáo dục. “Nếu muốn có những con người khỏe mạnh về thể chất, sắc bén về trí tuệ và phong phú, tự do trong tâm hồn thì đương nhiên phải chú trọng đọc sách. Thay vì cung cấp trực tiếp các chân lý tuyệt đối có tính đúng sai, thì sự gợi mở cho trẻ em tự trải nghiệm, khám phá, tra cứu, thể hiện, sẽ tạo ra động lực đọc sách hiệu quả”, ông Vương chia sẻ

Theo Thanh niên

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không