Kiến thức Tuyển dụng Đừng nghỉ việc khi không có kế hoạch dự phòng

Đừng nghỉ việc khi không có kế hoạch dự phòng

3
Thời gian ngắn sau khi quyết định nghỉ việc mọi chuyện diễn ra khá tốt đẹp rồi sau đó…

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Một vài tháng trước tôi đang làm một công việc mà tôi ngày càng ghét nó. Môi trường “ô nhiễm” còn nhân viên bị đối xử vô cùng tồi tệ. Cảm thấy không thể chịu đựng được tình hình hiện tại, tôi quyết định thay đổi. Tôi biết mình là người duy nhất chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và thay đổi hoàn cảnh của chính mình.

Sau một thời gian rối loạn, tôi đã quyết định rằng: “Ngày 29/1 sẽ là ngày làm việc tuyệt vời cuối cùng của tôi”. Tôi quyết định nghỉ việc.

Sau khi nghĩ ngợi rất nhiều, tôi quyết định sẽ nghỉ việc bởi vì tôi cảm thấy mình không nhiệt tình với công việc và còn nhiều lý do khác. Những cảm xúc này tôi dồn nén trong nhiều tháng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn: “Ôi khổ chưa, tôi ghét công việc này”. Sếp đã thuyết phục tôi ở lại nhưng tôi không thể.

Tôi chưa có kế hoạch dự phòng cho mình: Chưa có công việc đảm bảo nào khác. Lúc đầu mọi thứ đều tốt. Tôi đã phỏng vấn với một tờ báo và sẵn sàng nhận vị trí viết bài hoặc biên tập. Họ liên tục liên hệ với tôi với những phản hồi tích cực. Công việc trong tầm tay của tôi rồi, tôi đã sẵn sàng bước vào giai đoạn mới của sự nghiệp.

Nhưng rồi lại có chuyện xảy ra. Công ty này khá trẻ, họ bắt buộc phải thay đổi toàn bộ công ty. Ngân sách và hoàn cảnh đã thay đổi, vị trí tiềm năng dành cho tôi cũng biến mất.

Vâng, mọi điều không diễn ra như tôi hy vọng.

Đó là một cú sốc với tôi, khi tất cả mọi thứ dường như trong tầm với, mà rồi đột nhiên tan thành mây khói.

Tôi đã chuẩn bị về tài chính khi nghỉ việc nhưng lại chưa đủ cảm xúc cần thiết. Thất nghiệp 2 tháng liền dạy tôi rất nhiều thứ về bản thân, về những gì tôi muốn trong cuộc sống, trong sự nghiệp. Tôi cũng học được rất nhiều về chiến lược, kỹ năng và sự tự tin trong quá trình tìm việc. Đó không phải khoảng thời gian dễ dàng nhưng mang lại những bài học kinh nghiệm quý giá không thể đánh đổi được:

1. Tôi có thời gian và cơ hội để xác nhận những gì tôi muốn trong cuộc sống

2. Đây là một điều tuyệt vời nhưng cũng có thể vô cùng khó khăn

Tôi bắt đầu viết cho chính mình mỗi ngày. Tôi viết ra những hướng dẫn chung cho mọi thứ mình muốn thực hiện, loại công việc tôi muốn làm, cả những thứ tôi cảm thấy thú vị, nếu thời gian cho phép. Tôi viết cả những khía cạnh tôi cho rằng quan trọng: lương, kinh nghiệm tôi hy vọng đạt được, đặc quyền và văn hóa. Tôi thậm chí còn dự tính cả công việc mới sẽ hoạt động như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống cá nhân của tôi. Tôi cũng tạo ra cả những mục tiêu trong cuộc sống.

Sau đó, tôi lên thời gian biểu để hoàn thành từng mục tiêu. Đối với tôi, chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ không chỉ hữu ích mà còn dễ dàng đạt được hơn.

Khi suy nghĩ về những điều tôi thực sự muốn, tôi phát hiện ra rằng ước mơ hoàn toàn khác những gì tôi vẫn nghĩ.

Con người thường hay thay đổi suy nghĩ mong muốn của họ và lựa chọn nghề nghiệp cũng không phải ngoại lệ.

Khi gửi đơn xin nghỉ việc, tôi đã vui mừng vì có cơ hội việc làm khác. Tôi đã sẵn sàng trở thành một nhà báo. Ngay cả khi thất nghiệp, tôi vẫn tự nhủ mình không chỉ dành thời gian tìm việc mà còn phải viết bài nữa.

Tôi sớm nhận ra đó chỉ là mong muốn của chính tôi. Tôi vẫn muốn làm việc trong nhà xuất bản, nhưng ở một vị trí có thể cộng tác với những người khác về đề tài, biên tập và khuyến khích những cây bút khác. Tôi xác định rằng mình muốn học nhiều hơn về tiếp thị số vì tôi đã có sẵn nền tảng về kinh doanh và tiếp thị. Tôi nhận ra rằng mình muốn giúp đỡ người khác.

Kết quả là, tôi đã thay đổi giấc mơ của mình.

1. Tôi cảm thấy mình thông minh và tháo vát hơn bản thân từng nghĩ

2. Đây là lỗi mà tất cả chúng ra đều mắc phải trong khoảng thời gian nào đó.

Trong khi tìm kiếm cách làm, lời khuyên và phương pháp phỏng vấn tốt nhất, tôi phát hiện ra rằng mình làm được khá nhiều việc theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu. Phát hiện này khiến tôi tự tin hơn về khả năng của bản thân mình. Đôi khi, bạn chỉ cần một chút ý thức và kinh nghiệm cuộc sống. Đừng chỉ vì thiếu thông tin hoặc nền tảng giáo dục mà nghĩ mình không thông minh, chuyên nghiệp.

Tôi biến nỗi sợ hãi thành lợi thế để đẩy mình thoát ra khỏi vùng an toàn

Có rất nhiều điều tôi hy vọng sẽ hoàn thành trong cuộc sống, nhiều trong số đó khiến tôi sợ hãi. Bây giờ tôi lại thấy đó như động lực không như trước đây tôi luôn lo sợ về khả năng thất bại. Bây giờ tôi mới biết tôi không thể phát triển nếu không thất bại; thất bại là một trong những bước cần thiết trong học tập và phát triển. Tôi biết rằng nếu mình thất bại, tôi sẽ đứng lên và làm lại lần nữa cho đến khi thành công.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không