Kiến thức Tài chính kế toán Thực trạng áp dụng chế độ kế toán với hộ kinh doanh...

Thực trạng áp dụng chế độ kế toán với hộ kinh doanh cá thể

1014
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamHiện nay, toàn quốc có trên 3 triệu cơ sở kinh doanh cá thể. Mức tăng bình quân hàng năm khoảng 5%. Khu vực kinh tế này cũng đóng góp tới 72% tỷ trọng tổng thu thuế môn bài mà ngành thuế thu được.

Tuy vậy, số thu từ khu vực kinh tế này được đánh giá là nhỏ, nhiều nơi còn có biểu hiện thất thu. Ngành thuế dự kiến sẽ mở rộng việc áp dụng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ đối với thành phần kinh tế hộ tư nhân.

Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có tốc độ phát triển rất mạnh. Từ 1,87 triệu cơ sở năm 1995, tới nay con số đã lên tới trên 3 triệu, tức là gấp nhiều lần so với số lượng các Doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu lấy tiêu chuẩn của một Doanh nghiệp siêu nhỏ là từ 1 đến 4 lao động thì mỗi cơ sở này có thể coi là một Doanh nghiệp. Nếu đúng theo con số này, VN hiện nay bình quân cứ 26 người có một Doanh nghiệp đang hoạt động, cao hơn Australia (28 người dân/1 Doanh nghiệp) và chỉ thấp hơn Pháp (25 người dân /1 Doanh nghiệp). Tài sản và nguồn vốn của khu vực cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hiện chiếm 18% GDP, khoảng 130.000 tỷ đồng. Trong đó 80% lượng vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ và 20 % đầu tư cho sản xuất. Năm 2005 doanh thu của khu vực này đạt 350.000 tỷ đồng, bình quân 120 triệu đồng/1 cơ sở. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng là 230.000 tỷ, chiếm tới 60% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội. Giá trị tăng thêm do khu vực kinh tế này cũng chiếm tới 18% GDP.

Một khảo sát mới đây cho thấy tốc độ tăng trưởng và thay đổi về cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khu vực này đang diễn ra rất mạnh. Với mức tăng bình quân khoảng 7%/năm, cơ cấu loại hình kinh doanh cũng thay đổi đáng kể. Đáng nói nhất là ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, tăng 132% hay đối với dịch vụ tài chính tín dụng tăng tới 32%. Nét nổi bật trong việc các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tham gia vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể thấy rõ nét qua việc phát triển của các làng nghề. Với trên 400 làng nghề, hiện nay tổng mức hàng hoá XK từ các sản phẩm của làng nghề đã vượt quá con số 500 triệu USD (không kể các sản phẩm đồ gỗ).

Theo Tổng cục Thuế, mặc dù thuế môn bài thu từ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chiếm 72% tổng thuế môn bài nhưng thuế GTGT thu từ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chỉ chiếm 9,8% tổng thu thuế GTGT và thuế thu nhập Doanh nghiệp chỉ chiếm 14,7%. Tương tự, thuế tiêu thụ đặc biệt là 0,3% và thuế tài nguyên là 5%.

Thực tế khảo sát cho thấy mặc dù nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có quy mô khá lớn, thậm chí lớn hơn cả các Doanh nghiệp thuộc loại nhỏ song các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể này vẫn tồn tại ở dạng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể mà không chuyển đổi sang các loại hình Doanh nghiệp. Việc duy trì mô hình cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể không những làm mất đi cơ hội phát triển, tạo thêm giá trị gia tăng của chính các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể này mà còn tạo thêm khó khăn trong việc quản lý đối với ngành thuế.

Hiện nay mặc dù có tới trên 3 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể song chỉ có chưa tới 35% các cơ sở này có đăng ký kinh doanh. Con số này cho thấy khả năng quản lý của các cơ quan chức năng đối với ít nhất 65% số cơ sở chưa đăng ký kinh doanh có thể đang bị bỏ trống. Cũng theo Tổng cục Thuế, năm 2003 số cơ sở đã có đăng ký kinh doanh nộp thuế môn bài chiếm 45%, số cơ sở nộp thuế GTGT chỉ có 41% Năm 2004, 2005 số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể nộp thuế còn tiếp tục giảm thấp hơn.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không