Kiến thức Tuyển dụng 5 kỹ năng mềm cần lưu ý khi tuyển nhân viên bán...

5 kỹ năng mềm cần lưu ý khi tuyển nhân viên bán hàng

5

Dưới đây là những kỹ năng mềm bất kỳ ai làm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng đều cần có.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa
Các quản lý kinh doanh thường tập trung hướng dẫn nhân viên của mình cách bán hàng, thương lượng giá cả và chốt đơn hàng. Nhưng các kỹ năng mềm thường quan trọng hơn các kỹ năng cứng trên. Sự thật thì có một số kỹ năng mềm mà các sếp không thể dạy cho nhân viên của mình.

Đó chính là lý do khiến bạn nên tìm kiếm các ứng viên có các kỹ năng mềm sau:

Sự đồng cảm

Khách hàng luôn muốn biết liệu nhân viên bán hàng có hiểu được nhu cầu và vấn đề của họ không vì vậy tuyển một nhân viên bán hàng biết cảm thông và chia sẻ là một quyết định khôn ngoan. Khi một nhân viên không thể hiện sự đồng cảm, anh ta sẽ có một cuộc trao đổi lạnh lùng, không thú vị và thiếu sự thuyết phục. Đây chính là những điều khiến bán hàng không thành công. Hãy tìm kiếm những nhân viên có khả năng đặt mình vào vị trí của khách trong suốt quá trình bán hàng.

Tự tin

Tự tin là mấu chốt trong kinh doanh nhưng may mắn rằng đây là kỹ năng có thể trau dồi được thông qua huấn luyện và hướng dẫn. Nếu không có sự tự tin, nhân viên kinh doanh sẽ không thể xây dựng được uy tín với khách hàng của mình. Một nhân viên tự ti, ăn nói lắp bắp sẽ không thể mang lại ấn tượng tốt. Do vậy, cần chắc chắn rằng bạn tuyển một người tự tin, biết cách trao đổi thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng.

Lạc quan

Nhân viên kinh doanh nhất định phải là người lạc quan. Điều này không có nghĩa là họ phải luôn tràn đầy năng lượng hay thân thiện quá mức mà họ chỉ cần là con người tích cực. Khách hàng sẽ không thấy thoải mái khi mua hàng từ người nói chuyện tiêu cực hoặc phản ứng quá mức khi có chút xíu tin tức xấu. Do vậy, đây là phẩm chất quan trọng cần lưu tâm khi tìm kiếm ứng viên.

Cởi mở nhận đánh giá

Luôn luôn có khoảng không gian để cải thiện bản thân nên bạn cần tìm những người sẵn sàng nhận phản hồi. Nhân viên có thể tiến bộ hơn thông qua huấn luyện và học hỏi từ quản lý của mình. Nếu bạn tuyển những ai không biết lắng nghe chỉ trích thì bạn cũng không thể giúp người đó thành công được. Để tìm được người phù hợp, hãy đưa ra đánh giá từng ứng viên sau mỗi cuộc phỏng vấn. Gợi ý một số cách giúp họ tiến bộ trong buổi phỏng vấn tiếp theo và xem cách họ phản ứng. Phản ứng của ứng viên càng tích cực thì khả năng họ trở thành một nhân viên giỏi càng cao.

Người truyền đạt mạnh mẽ

Nhân viên kinh doanh nhất thiết phải là người có thể giao tiếp trực tiếp, qua email hay điện thoại một cách rõ ràng. Nếu bạn tuyển ai đó chỉ giỏi viết lách nhưng lại im thin thít khi giao tiếp trực tiếp thì đó là một sai lầm. Nhân viên kinh doanh phải là một người làm chủ được tất cả các hình thức giao tiếp.

Tại sao vậy? Nhiều khách hàng sẽ thích những cuộc hẹn trực tiếp còn số khác lại thích những cuộc gọi qua điện thoại. Nhân viên của bạn cần là người có khả năng ứng phó với bất cứ hình thức giao tiếp nào khách hàng muốn.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không