Nếu tôi có thể điều chỉnh một dòng trong bài diễn văn nổi tiếng nhậm chức tổng thống của F.Kennedy năm 1961 có nói đến 1 điểm về kế hoạch kinh doanh, thì tôi sẽ chọn thay đổi theo cách: Đừng hỏi bạn có thể làm gì cho kế hoạch kinh doanh của bạn, thay vào đó, hãy hỏi kế hoạch kinh doanh của bạn có thể làm gì cho bạn.
Các câu hỏi về giá, tuyển dụng và các nhân tố khác có thể phát sinh trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh chi tiết và thường xuyên sửa đổi phải giúp bạn trả lời được những câu hỏi này. Với những câu trả lời chính xác sẽ góp phần định hướng mục tiêu lâu dài cũng như thúc đẩy doanh nghiệp bạn phát triển trong một giai đoạn ngắn.
Dưới đây là 5 câu hỏi chủ đạo và cách thức mà kế hoạch kinh doanh của bạn nên giúp bạn trả lời chúng như thế nào:
1. Giá của tôi đã đúng chưa?
Có 2 yếu tố quan trọng cấu thành nên mức giá mà bạn đưa ra trong kế hoạch kinh doanh của bạn:
• Xem xét liệu giá của bạn có phù hợp với thông điệp của bạn hay chưa. Nếu bạn truyển tải thông điệp rằng bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao thì bạn không thể đưa ra một mức giá thấp mâu thuẫn với thông điệp marketing sản phẩm của bạn. Bạn nên thiết lập mức giá tương ứng với giá trị sản phẩm mà bạn cung cấp nếu như không muốn gây nhầm lẫn trong phân khúc thị trường tiềm năng của bạn.
• Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm doanh thu và chi phí tính trên cơ sở mỗi đơn vị sản phẩm, tổng chi phí trực tiếp và chi phí vượt mức. Những yếu tố này có thể giúp bạn thiết lập được định mức liên quan đến mức lợi nhuận đủ của doanh nghiệp bạn. Bạn còn phải trang trải nhiều chi phí, có thể bao gồm những chi phí vượt mức ngoài những chi phí trực tiếp mua những gì bạn bán, như tiền thuê mặt bằng, nhân công…
2. Tôi có khả năng thuê nhân viên hay không?
Đặc biệt khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp mới, có thể bạn sẽ nghĩ rằng thuê thêm nhân viên sẽ giúp bạn giải quyết hàng đống công việc phải làm . Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ, điều gì sẽ xảy ra khi bạn thuê thêm một nhân viên bán hàng? Một quản lý mới thuê thêm có giúp bạn giải quyết được những vấn đề của bạn?
Quay trở lại kế hoạch kinh doanh của bạn và xem xét xem điều gì sẽ xảy ra với dự án của bạn nếu bạn phải trả thêm lương và chia sẻ lợi nhuận cho nhân sự. Bên cạnh đó, thử tính toán xem việc thuê thêm nhân sự có thể mang lại lợi nhuận cho công ty của bạn hay bạn phải cắt giảm chi phí.
Hoặc có thể bạn nên cân nhắc thuê một nhân viên hợp đồng. Tất nhiên, thuê một nhân viên chính thức thì luôn ở mức rẻ hơn nhưng chỉ khi nào bạn có nhu cầu trong dài hạn kèm đó điều chỉnh được các chi phí cố định. Nếu chỉ là nhu cầu ngắn hạn thì chi phí này sẽ không ảnh hưởng đến tổng chi phí của bạn.
3. Tôi phải thực thi chiến lược như thế nào?
Hãy kiểm tra mức độ liên kết chiến lược của bạn: Các sự kiện quan trọng, những chi phí cho các hoạt động marketing, giới thiệu, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới cũng như những chi phí liên quan ưu tiên có ảnh hưởng đến chiến lược của bạn hay không? Trong kế hoạch kinh doanh của tôi, tôi cũng học hỏi một số tình huống từ khách hàng của mình, chẳng hạn, họ nói một cách khác nhưng hành động và chi tiêu theo một cách khác.
Cho ví dụ, bạn nói bạn sẽ nhấn mạnh chuyên môn về máy tính mở rộng trong chiến lược của bạn nhưng bạn trả phí nhân viên dịch vụ của bạn dưới mức thị trường. Hoặc bạn nói bạn sẽ nhấn mạnh một mặt nào đó trong dòng sản phẩm của bạn nhưng khi chi tiêu cho quảng cáo, bạn lại nhấn mạnh yếu tố khác.
4. Tôi thay đổi mặt bằng kinh doanh như thế nào?
Thỉnh thoảng, chủ một doanh nghiệp mới cần thay đổi để cắt giảm chi phí hoặc muốn thay đổi mặt bằng để có được vị trí kinh doanh tốt hơn. Nếu bạn cần thay đổi vị trí của bạn, hãy trở lại những con số cơ bản và đưa vấn đề này vào một phần kế hoạch kinh doanh của bạn.
Tính toán xem phí thuê mặt bằng mới hàng tháng của bạn là bao nhiêu. Bên cạnh đó, cũng cần tính toán chi phí di chuyển, chi phí cài đặt lại hệ thống kinh doanh ở vị trí mới và chi phí kinh doanh bị mất đi trong khoảng thời gian khách hàng chưa quen với vị trí mới của bạn.
Sau đó, điều chỉnh chi phí bán hàng có thể để bù vào hoặc cắt giảm những chi phí không cần thiết. Nếu bạn không nhìn thấy tiềm năng lâu dài của việc thay đổi mặt bằng kinh doanh thì tốt hơn là đừng di chuyển (địa điểm).
5. Tôi có làm chậm tiến trình phát triển của doanh nghiệp?
Trở lại kế hoạch kinh doanh của bạn và giả định về một triển vọng tương lai tươi sáng. Hãy cân nhắc thị trường mục tiêu và chiến lược của bạn cũng như sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp có những gì khác biệt. Hoạt động kinh doanh của bạn có kết nối, phù hợp với nhu cầu thị trường hay không? Có chắc là bạn đã gửi thông điệp đến đúng khách hàng mục tiêu của mình hay chưa?
Nghĩ về những thứ mà bạn có thể dễ dàng thêm vào để bán nhiều hơn cho một khách hàng. Chẳng hạn, bạn có bị lỡ mất cơ hội phục vụ khách hàng nếu như một khách hàng trong nhà hàng của bạn muốn một thức uống giải khát, hỏi một cái áo phông hoặc cần một món tráng miệng? Cũng có thể khách hàng dịch vụ máy tính của bạn muốn có thêm dịch vụ back-up máy tính tự động hoặc nâng cấp hệ thống.
Bây giờ thì nhìn vào chiến lược marketing. Sự thay đổi thông điệp của bạn có đủ bắt kịp nhịp thay đổi của thị trường? Chiến lược marketing của bạn có được điều chỉnh theo sự thay đổi của công nghệ, phương tiện truyền thông và xã hội? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chi nhiều công sức và tiền bạc cho chiến lược marketing của bạn? Bạn có thể gia tăng doanh số hay không?
Kế hoạch kinh doanh của bạn không phải là một tài liệu tĩnh – nó là công cụ tốt nhất cho bạn để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Trả lời những câu hỏi trên một cách định kỳ sẽ giúp bạn giữ vững mục tiêu lâu dài trong khi có thể thường xuyên điều chỉnh các bước và hành động trong chiến lược của bạn.
Theo Entrepreneur
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông