Kiến thức Tuyển dụng Cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là...

Cách trả lời câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì”?

13
Câu hỏi rất đơn giản và quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách trả lời đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Trong một tập phim của The Office, nhân vật Michael Scott do Steve Carrell thủ vai đã tỏ ra rất hào hứng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điểm yếu lớn nhất của anh là gì?” bằng cách lấy câu hỏi “Thế mạnh nổi trội nhất của anh là gì?” cứu cánh cho phản hồi được ghi lại của anh.

Hãy đưa ra câu trả lời khiến nhà tuyển dụng không muốn phải thờ ơ với bạn.

“Tại sao tôi lại không kể cho anh biết những thế mạnh nổi trội nhất của tôi là gì nhỉ?”, anh nói với ông sếp tương lai của mình. “Tôi làm việc rất chăm chỉ, tôi quan tâm rất nhiều thứ và thỉnh thoảng tôi còn đầu tư rất nhiều cho công việc của mình nữa.”

Bản thân câu hỏi và câu trả lời cũ rích này trở nên rập khuôn đến nỗi chúng được sử dụng nhai đi nhai lại trong mấy thể loại phim hài kịch. Và không phải lúc nào chúng ta cũng nên trả lời như vậy. Vậy phải làm thế nào?

Ramit Sethi, diễn giả đồng thời là tác giả của những cuốn sách chuyên về tài chính cá nhân đã hỏi một trong số những người học trò của ông câu hỏi tương tự tại một lớp học trực tuyến có tên CreativeLive. Anh học trò đó trả lời ngập ngừng, lúng túng và nói rằng câu hỏi này quá khó trước khi tiến hành diễn giải cho người ta biết anh là người cầu toàn ra sao, làm việc nhiều và chậm tiến độ như thế nào.

Sethi yêu cầu anh ngừng lại và chỉ ra điểm nhấn trong lời nói lúc nãy của anh, “Tôi làm việc rất chăm chỉ”, ý anh là vậy nhưng theo cách dài dòng hơn.

“Khi tôi hỏi anh về điểm yếu của anh, điều tôi thực sự muốn biết trước nhất chính là liệu anh có đủ nhận thức để công nhận rằng bản thân có điểm yếu hay không”, Sethi nói. “Mọi người ai cũng có điểm yếu. Kể cả những người có năng lực hàng đầu, những người giỏi nhất mà tôi biết đều vô tư thừa nhận điểm yếu của mình.” Điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm chính là “anh nhận thức được điểm yếu của mình và anh đang trong quá trình cải thiện nó”.

Vậy thì, hãy chuẩn bị thật kỹ cho câu hỏi này. “Nếu bạn khoác lác – chỉ qua cách trả lời phỏng vấn, người ta cũng biết được điều đó,” Sethi chia sẻ. “Người phỏng vấn luôn có trình độ cao hơn bạn. Chỉ trong một ngày, anh ấy gặp nhiều ứng viên hơn bạn tưởng đấy. Vì thế đừng có cố mà nói dối”.

Sethi thử đưa ra một câu trả lời như thế này: Điểm yếu lớn nhất của anh ấy chính là anh thường có xu hướng giao tiếp quá mức cần thiết với đồng nghiệp, đây là một thói quen, mà anh để ý, quản lý sẽ không để anh tiếp tục mà can thiệp vào cuộc nói chuyện và yêu cầu anh dành nhiều thời gian cho công việc hơn nhằm tìm ra hướng giải quyết chứ không phải thảo luận về một kế hoạch nào đó.

Thoạt tiên, anh nhận thấy ông sếp nói vừa ngắn gọn vừa đủ ý, tuy nhiên sau đó anh lại nhận thấy anh quả thực rất cần dùng đến kỹ năng giao tiếp trong công việc. Sau đó, anh bắt đầu chú ý xem các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm viết email và hợp tác với nhau bằng cách nào, thậm chí anh còn tham gia một lớp học tại Học viện Dale Carnegie tìm hiểu về vấn đề này. Đây chính là cách anh hành động nhằm cải thiện điểm yếu của mình.

Lời đáp lại trên có vẻ hơi “kịch” nhưng nó chứa đựng nhiều điều mà Sethi muốn nhắn nhủ:

– Hãy tự nhìn nhận điểm yếu của bạn.

– Cho người đối diện biết bạn nhận ra nó như thế nào.

– Diễn giải từng bước trong quá trình cải thiện nó.

Sethi cũng khuyên rằng bạn không nên tỏ ra tự ti mà hãy tự tin đánh giá bản thân mình. Đừng nghĩ bạn đang sử dụng câu hỏi để làm đòn bẩy nâng thế mạnh của mình lên, mà để cho người đối diện thấy bạn không hề e ngại thừa nhận điểm thiếu sót của mình và bạn đang cố gắng bù đắp thiếu sót ấy.

Cuối cùng, hãy lấy một câu chuyện ngắn gọn để thể hiện chính mình. Bởi theo Sethi, “Chẳng ai có thể cưỡng lại trước một câu chuyện cuốn hút”.

Theo Genk/Trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không