Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong...

Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

13995
nhiệm vụ của kế toán trưởng
nhiệm vụ của kế toán trưởng

Trong công tác kế toán, công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ, công việc cần làm để tránh gặp những sai lầm không đáng có.

Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là một chức danh kế toán trong doanh nghiệp. Trong một phòng kế toán, kế toán trưởng là người giữ chức vụ cao nhất.

Kế toán trưởng không chỉ là người đầu tầu đối với kế toán trong công ty mà còn phải thực hiện nhiều công việc quan trọng khác. Đây là vị trí mà rất nhiều kế toán viên hướng tới.

Ngoài những công việc liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ kế toán – tài chính, kế toán trưởng còn là người tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các kế toán viên trong phòng kế toán.

Trong một doanh nghiệp, kế toán trưởng luôn làm việc dưới quyền của giám đốc tài chính.

Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành kế toán trưởng

Theo quy định của Luật Kế toán, để làm kế toán trưởng phải đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện như sau :

♦ Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ;

♦ Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;

♦ Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.

+ Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.

+ Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Trách nhiệm và vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

♦ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán

♦ Lập báo cáo tài chính.

+ Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

+ Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Điều này còn có quyền:

♠ Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;

♠ Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;

♠ Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quy định

♠ Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong Doanh nghiệp

Nhiệm vụ lãnh đạo – điều hành

Kế toán trưởng/Phụ trách Kế toán là người lãnh đạo của phòng, chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.

Có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Kế toán trưởng phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.

Tổ chức công tác quản lý và điều hành, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm.

Tổ chức công tác tài chính kế toán và bộ máy nhân sự theo yêu cầu đổi mới phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của Công ty trong từng giai đoạn.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của Phòng  để kịp thời  giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và mỗi thành viên đạt hiệu qủa cao nhất, nhận xét, đánh giá kết qủa thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng cán bộ nhân viên.

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chủ trì các cuộc họp hội ý, định kỳ, Họp đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng , của từng thành viên. Tham gia các cuộc họp giao ban của Cơ quan, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc cần đến sự phối hợp, kiểm tra đào tạo kế toán cho nhân viên.

Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng cho Giám Đốc Công ty, tiếp nhận, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Giám Đốc.

Nhiệm vụ chuyên môn

+ Công tác tài chính :

Kế toán trưởng trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Vốn của các dự án đầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing…

Trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ của nó đối với các chủ đầu tư hoặc người nắm giữ cổ phiếu của công ty.

Kế toán trưởng là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của Công ty theo định kỳ.

Đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng vốn.

Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp tiết giảm chi phí hiệu quả

Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc phân công.

+  Công tác kế toán :

Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của Công ty.

Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.

Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.

Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.

Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu  nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy  mạnh phát triển kinh doanh.

Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết quả  phân tích và đánh giá.

Nhiệm vụ khác :

Kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành các qui định, thể lệ, chính sách liên quan đến công tác tài chính kế toán do công ty qui định, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc làm sai.

Không ngừng nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ quản lý, nghiên cứu sâu sát hoạt động của các bộ phận để cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán toàn công ty, đáp ứng kịp thời đổi mới và phát triển của Công ty.

Thực hiện các công tác, nhiệm vụ khác do Giám Đốc  trực tiếp phân công.

Trên đây là những vai trò, nhiệm vụ, chức năng, công việc cơ bản mà một Kế toán trưởng cần phải làm.

Tải về: Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng: Quyet-dinh-bo-nhiem-nguoi-phu-trach-ke-toan

Tải về: Mẫu quyết định bãi nhiệm kế toán trưởng: mau-quyet-dinh-mien-nhiem-ke-toan-truong

Trong thực tế tùy theo loại hình, đặc thù của công ty/cơ quan/tổ chức/đơn vị mà Kế toán trưởng sẽ có thể phải đảm nhận thêm một số công việc khác. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn đã và đang hoặc sẽ làm Kế toán trưởng. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không