Kiến thức Tuyển dụng 16 điều không nên ghi vào đơn xin việc

16 điều không nên ghi vào đơn xin việc

8
Theo chuyên gia tuyển dụng, sở thích của bạn, tình trạng hôn nhân hay những kinh nghiệm làm việc không liên quan là những điều không nên ghi trong CV.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Theo thống kê của trang Careerbuilder, trung bình mỗi một vị trí đăng tuyển, quản lý nhân sự nhận được khoảng 75 CV. Do đó, họ không có thời gian hoặc nhân lực để đọc kĩ và chỉ dành khoảng 60s để quyết định xem liệu bạn có phù hợp với vị trí họ tuyển dụng hay không.

Nếu bạn muốn vượt qua vòng sơ loại ban đầu này, bạn cần có một bản CV đẹp. Muốn vậy, hãy nhớ đừng ghi những điều sau vào CV:

1. Mục tiêu nghề nghiệp

Khi bạn ứng tuyển nghĩa là bạn đã muốn có công việc đó. Trừ khi bạn đang ở trong một tình huống cụ thể như là thay đổi ngành nghề thì mới cần nói tóm tắt về mục tiêu của mình.

2. Những kinh nghiệm nghề nghiệp không liên quan

Có thể bạn đã trở thành chuyên gia pha cà phê lattes sau thời gian dài làm thêm khi còn là sinh viên. Thế nhưng trừ khi công việc mới có liên quan tới cà phê, bạn không nên ghi điều đó trong phần kinh nghiệp làm việc. Hãy ghi nó ở phần những thông tin cá nhân.

3. Thông tin cá nhân

Đừng liệt kê những thông tin như tình trạng hôn nhân, tôn giáo hoặc số chứng minh thư nhân dân (nếu bạn ứng tuyển một vị trí công ty của Mỹ). Ngoài ra tuổi tác hoặc thời gian bạn nghỉ làm việc cũng không nên ghi trong CV.

4. Sở thích

Thực tế là chẳng ai quan tâm tới thông tin này đâu. Nếu không liên quan tới công việc ghi thêm thông tin này sẽ khiến tốn thêm giấy và thời gian cho người đọc.

5. Nói dối về công việc cũ

Hãy trung thực vì thực tế dù bạn có nói rằng mình từng là CEO của một công ty nào đó mà khi phỏng vấn bạn không đủ khả năng bạn vẫn bị loại như thường.

6. Thông tin tham khảo

Nếu cần họ sẽ hỏi bạn trong quá trình phỏng vấn.

7. Headers, footers, bảng biểu, hình ảnh hoặc sơ đồ

Nếu bạn đăng tuyển hồ sơ trực tuyến thì những điều trên sẽ khiến bạn mất cơ hội được nhà tuyển dụng tìm thấy vì chúng sẽ khiến cho hệ thống tìm kiếm ứng viên tự động mà nhiều nhà tuyển dụng sử dụng ngày nay bỏ qua.

8. Dùng số điện thoại hoặc email công ty hiện tại làm thông tin liên hệ

Việc này sẽ khiến bạn có khả năng “mất cả chì lẫn chài” nếu sếp của bạn nhận cuộc gọi hoặc đọc được email bạn được mời đi phỏng vấn công việc khác.

9. Nhắc tên của sếp cũ

Chẳng may mà sếp cũ và sếp “sắp mới” của bạn quen biết nhau thì bạn sẽ rơi vào tình cảnh “đi không được mà ở chẳng xong” đấy. Chỉ nhắc tên sếp cũ khi bạn đã nghỉ việc ở đó và điều đó giúp nâng tầm kinh nghiệm của bạn lên.

10. Địa chỉ facebook, fanpage hoặc những trang mạng xã hội không liên quan

Những thông tin không liên quan tới nghề nghiệp ngoài trang thông tin trên LikedIn thì không nên ghi trong CV.

11. Kinh nghiệm làm việc trước đó quá lâu

Nếu bạn xin việc vào năm 2016, bạn chỉ nên liệt kê những nghề nghiệp bạn đã làm qua từ năm 2002 trở đi. Nếu bắt đầu với năm 2000 hoặc trước đó, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy chán đọc.

Tương tự như vậy, không nên liệt kê những thông tin về bằng cấp hoặc chứng chỉ đã có hơn 15 năm… lịch sử.

12. Thông tin về lương bổng

Không nên ghi mức lương mong muốn trong CV. Thay vào đó hãy nói nó trong vòng phỏng vấn.

13. Lý do bạn rời công ty cũ

Không nên ghi lý do bạn rời công ty cũ trong CV mà hãy nói trong buổi phỏng vấn nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.

14. Lý do bạn muốn có công việc này

Hãy viết điều này trong thư xin việc (cover letter) hoặc buổi phỏng vấn.

CV không phải là nơi trình bày lý do tại sao bạn phù hợp cho công việc này hoặc tại sao bạn muốn có công việc đó. Những thông tin về kĩ năng và bằng cấp trong CV sẽ làm điều đó giúp bạn.

15. Ý kiến cá nhân

Đừng ghi trong CV những câu nhận xét đại loại như “Tôi là một người có khả năng giao tiếp tốt” hoặc “có tổ chức và có động lực làm việc cao”. Đó đơn thuần chỉ là những ý kiến của bạn trong khi nhà tuyển dụng lại muốn đọc được những sự thật được nêu trong CV.

16. Công việc ngắn hạn

Không nên liệt kê những công việc mà bạn chỉ làm trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra cần lưu ý tránh mắc các lỗi như format không đồng nhất, trình bày quá nhiều chữ, hoặc dùng địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp như [email protected].

Theo Trí Thức Trẻ/Independent

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không