Chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức…
Ảnh minh họa
Ai cũng có thể gặp khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Từ những sinh viên mới tốt nghiệp còn ngây ngô cho đến những chuyên gia lão làng trong nghề. Tìm đâu một công việc phù hợp với những kỹ năng và đam mê của bản thân? Những bước sau sẽ giúp bạn hết “bối rối” và chọn ra con đường hoàn hảo cho chính mình.
Bạn có chọn nhầm nghề không?
Việc đầu tiên cần làm là bạn phải xác định mình đã chọn nhầm nghề hay chỉ là do môi trường làm việc không phù hợp. Phải đoán được đúng nguyên nhân gây bệnh thì mới dùng thuốc điều trị đúng được phải không nào? Nhiều người cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại bởi mối quan hệ của họ với cấp trên không tốt hay đơn giản là không phù hợp với văn hóa công ty. Như một “thanh niên nghiêm túc” thì tất nhiên sẽ cảm thấy không hòa hợp khi mọi người xung quanh đều năng động, sống theo kiểu “YOLO” (You only live once) rồi.
Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán nản hay bị stress hay chán ghét việc làm hằng ngày của mình, những dấu hiệu này chứng tỏ bạn cần chọn một ngành nghề khác rồi đấy.
Muốn và Không muốn
Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán nản hay bị stress hay chán ghét việc làm hằng ngày của mình, những dấu hiệu này chứng tỏ bạn cần chọn một ngành nghề khác rồi đấy.
Muốn và Không muốn
Tiếp theo bạn nên hỏi bản thân những gì bạn thật sự muốn ở công việc tương lai. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn xác định mục tiêu của mình:
– Bạn thích làm gì? (Sở thích sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho công việc đấy. Như mình có một người bạn rất thích công nghệ, nên bạn ấy viết những bài báo về công nghệ rất hay và cuốn hút)
– Bạn thích làm gì? (Sở thích sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho công việc đấy. Như mình có một người bạn rất thích công nghệ, nên bạn ấy viết những bài báo về công nghệ rất hay và cuốn hút)
– Bạn sử dụng những kỹ năng nào khi làm việc mình thích?
– Điều gì có ý nghĩa nhất với bạn?
– Bạn giỏi làm gì? (những việc có thể giúp ích cho công việc nhé, chứ ăn giỏi ngủ giỏi thì chỉ dành cho cuộc thi “Bé khỏe Bé ngoan” thôi đấy)
– Mọi người ngưỡng mộ bạn vì điều gì? Tại sao?
– Việc gì bạn làm tốt hơn những người khác? (như đánh máy 1000 từ trong 5 phút)
Một khi bạn đã có câu trả lời cho những điều trên, bạn sẽ có một định hướng rõ ràng hơn cho sự nghiệp của mình rồi đấy.
Đánh giá bản thân
Sau khi bạn biết được mình muốn gì thì đã đến lúc xác định bạn cần có gì cho công việc đó. Hai trong số những yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn hướng đi cho bạn là lý lịch (học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng thực tế) và tính cách của bạn. Cả hai đều phải được cân nhắc thật kỹ càng nhé, nhưng tùy theo công việc, cách ứng xử của người ứng viên sẽ quan trọng hơn những thông tin có trong hồ sơ đấy. Bởi nhà tuyển dụng còn xem xét cả vấn đề liệu người ứng viên có phù hợp với phong cách của công ty không nữa.
Không phải lúc nào cũng nghe theo lời người khác
Không phải lúc nào cũng nghe theo lời người khác
Bạn có thể nhờ những người thân xung quanh cho bạn lời khuyên trong định hướng tương lai của mình, tuy nhiên bạn nên nhớ quyết định cuối cùng là do bạn đấy Lời khuyên từ người khác có thể sẽ rất hữu ích nhưng chỉ khi bạn biết kiểm soát và hỏi những câu hỏi cụ thể sẽ giúp bạn khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp.
Chào đón mọi khả năng
Chào đón mọi khả năng
Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ khi chọn công việc là đừng giới hạn bản thân. Nếu bạn mới gia nhập thị trường việc làm, nên dành thời gian để khám phá sở thích của bạn và tìm hiểu về những con cơ hội khác nhau trước khi quyết định.
Điều tương tự dành cho những bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp đấy. Không bao giờ là quá muộn để đạt được mục tiêu của mình đâu. Thậm chí nếu bạn đã đi sai đường, bạn vẫn có thể chuyển sang một công việc mà trước đây bạn không nghĩ tới nhưng sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn nhiều so với bây giờ.
Điều tương tự dành cho những bạn đang muốn thay đổi nghề nghiệp đấy. Không bao giờ là quá muộn để đạt được mục tiêu của mình đâu. Thậm chí nếu bạn đã đi sai đường, bạn vẫn có thể chuyển sang một công việc mà trước đây bạn không nghĩ tới nhưng sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn nhiều so với bây giờ.
Theo HR Insider
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông