Kiến thức Con người Làm gì khi nhân viên đưa yêu sách?

Làm gì khi nhân viên đưa yêu sách?

59
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamLà một nhà quản lý thì ai cũng muốn có được những người nhân viên thật sự có năng lực. Nhân tài là vốn ký của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Thế nhưng, các nhà quản lý phải làm gì đây khi những nhân viên tài năng luôn đưa ra những yêu cầu không có điểm dừng?
Nếu bạn là trưởng nhóm, bạn phải làm gì khi nhân viên chủ lực của mình muốn chuyển sang nhóm khác vì bên đó người ta hỗ trợ cho người ấy đầy đủ các phương tiện để làm việc hơn như máy tính xách tay, như điện thoại di động…? Chị Trần Thị Thùy Anh – Nhân viên kế toán của một doanh nghiệp tại TP HCM cho rằng, nếu chị là người trưởng nhóm khi gặp phải trường hợp đó chị sẽ xem xét đến vấn đề ngân sách của công ty. Nếu ngân sách có thể đáp ứng được thì chị sẽ đề xuất mua thêm một máy tính xách tay để phục vụ cho công việc. Còn nếu trong trường hợp công ty không đủ kinh phí thì chị sẽ tạm thời sử dụng máy tính cá nhân của gia đình cho công việc cả nhóm. Theo chị Thùy Anh, nguyên tắc của chị là sẽ đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân viên. Còn với những yêu cầu quá đáng thì chị sẽ từ chối.
Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Sách Alpha đặt ra một giả định khác: Người trưởng nhóm đó có sẽ phải xử lý như thế nào nếu nhóm mình không đạt hiểu quả công việc như cũ khi người nhân viên chủ lực chuyển sang nhóm khác? Chị Thùy Anh cho rằng, trong trường hợp chị đã tìm mọi cách thuyết phục mà người nhân viên đó vẫn muốn chuyển sang làm việc ở nhóm khác thì chị cũng phải chấp nhận theo ý kiến của người nhân viên này. Đồng thời, sau việc này chị sẽ cố gắng động viên các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành tốt hơn nữa công việc của nhóm và tự bản thân người trưởng nhóm sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Ông Hoàng Anh Tuấn – Chủ tịch chi hội marketing Hà Nội hỏi: Như trường hợp người nhân viên đó đòi hỏi điện thoại, chẳng lẽ người trưởng nhóm cũng mang điện thoại của gia đình đến cho nhóm dùng? Theo chị Thùy Anh, người nhân viên đó chắc đã có điện thoại di động rồi, việc đưa yếu tố đó ra chỉ như một yêu sách để người trưởng nhóm phải chiều theo ý kiến của mình mà thôi. “Vậy vấn đề trình độ và thái độ làm việc của nhân viên dưới quyền thì bạn cho là cái nào quan trọng hơn?” – ông Hoàng Anh Tuấn hỏi. Chị Thùy Anh khẳng định: Theo quan điểm của cá nhân chị thì cả hai yếu tố trình độ và thái độ đều quan trọng. Bởi vì dù thái độ có tốt đến mấy mà không có năng lực cũng sẽ rất khó để làm việc với công ty. Còn trình độ tốt nhưng thái độ không hòa đồng, có nhiều yêu sách như vậy sẽ không đạt hiệu quả công việc cao.
Ông Phạm Hồng Hải – Uỷ viên hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc đặt câu hỏi: “theo chị, một nhân viên có quyền đặt ra yêu cầu của mình với công ty hay không?”. Theo Thùy Anh, một nhân viên hoàn toàn có quyền đưa ra yêu cầu với cấp trên của mình. Có thể họ đưa ra yêu cầu đó để phục vụ cho công việc ngày một tốt hơn thì cấp trên nên có thái độ lắng nghe và chia sẻ. Còn nếu yêu cầu đó hơi quá đáng thì người cấp trên nên uốn nắn để người nhân viên đó thích nghi với hoàn cảnh hơn. Ông Phạm Hồng Hải thắc mắc, “vậy trong trường hợp nào được coi là chính đáng và trường hợp nào được coi là quá đáng?”. “Theo em, những yêu cầu nào mà công ty có thể đáp ứng được, liên quan tới công việc của mình, cũng như của công ty, mang lại lợi ích cho công ty thì em nghĩ đó là những yêu cầu chính đáng” – chị Thùy Anh nói – “Còn những yêu cầu nào vượt quá khả năng của công ty và không mang lại hiệu quả cao thì đó là yêu cầu quá đáng thì mình nên giải thích thật rõ”.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không