Bạn đã bao giờ phải trả tiền thuê mướn ai đó, mong chờ người đó sẽ giúp việc đắc lực cho mình, nhưng rồi chỉ nhận được toàn những kết quả giúp việc tồi tệ nhất? Không được việc thì sa thải nhân viên, nhưng đó chỉ là kế sách cuối cùng của một nhà quản trị khôn ngoan. Khi có cấp dưới đáng được cho thôi việc, hãy ngẫm nghĩ đến một trong những lý do sau để thấy người đó vẫn cần được giữ lại.
Người đó chuyên nghiệp và đáng tin. Có thể bạn đã quá chăm chú đến những biểu hiện khó ưa của nhân viên mà quên đi rằng người đó lại làm việc khá chuyên nghiệp. Cần chú ý nhiều hơn đến khả năng và năng suất làm việc của người ấy vì đó mới chính là thứ bạn cần. Nếu trình độ chuyên môn của nhân viên vẫn chưa đến nỗi nào thì xem ra họ vẫn đáng tin để được giao việc.
Người đó mang đến cho công ty nhiều giá trị hơn những gì họ tiêu phí. Có thể nhân viên ấy vẫn thường giễu cợt, chọc phá chung quanh, làm tiêu tốn thì giờ của mọi người, nhưng nếu xét kỹ lại thì thấy anh ta sáng trí và thông minh, luôn có những đóng góp hay, tác động tốt đến doanh thu của công ty thì cớ sao lại bị sa thải.
Sa thải không chừng sẽ gây thêm tồi tệ. Việc sa thải ai đó sẽ chẳng tạo nên một mất mát quá to lớn cho công ty, nhưng có thể người mới được thế vào sẽ làm hỏng việc nhiều hơn.
Thông cảm hoàn cảnh của nhân viên. Trong nhiều trường hợp, không ít người trong công ty chỉ trích ý đồ sa thải nhân viên vì cho rằng đó là điều tàn nhẫn. Họ không quan tâm đến cách thức làm việc của nhân viên ấy có ảnh hướng xấu thế nào đến môi trường làm việc chung, mà là người ấy sẽ không thể tìm kiếm được công việc mới, trong khi phải nuôi cả gia đình, hoặc sức khỏe đang có vấn đề. Nếu ở vị trí của người đó, chẳng ai nghĩ tới việc sa thải.
Quá trình tuyển dụng nhân viên mới quá rườm rà. Sa thải là quyết định của một người, nhưng việc thuê mướn người mới là công việc của nhiều người vì phải xem xét đơn xin việc, tiến hành phỏng vấn, kiểm tra ý kiến tham khảo và huấn luyện. Do đó, đôi lúc giữ nhân viên cũ vẫn hơn thuê mướn người mới.
Có những người đang đánh lừa mọi người. Theo một thống kê khá bất ngờ gần đây thì trong giới công sở đang có tỷ lệ khá lớn những người mang chứng thần kinh (chỉ có 1% dân số mắc chứng bệnh này, nhưng có đến 3,5% nhân viên văn phòng bị mắc). Nhiều người tỏ ra rất được việc dù làm rất ít việc hoặc chỉ ngồi chơi xơi nước suốt ngày nịnh bợ cấp trên, lấy lòng mọi đồng nghiệp và luôn thành công khi đổ lỗi cho kẻ khác. Bởi thế, chưa hẳn người bị đổ lỗi thực sự đáng bị đổi xử như thế
Theo FabJob
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông