Tất cả những gì bạn cần khi đề nghị tăng lương là một quá trình chuẩn bị thật kĩ càng để có thể thuyết phục sếp của mình.
Ảnh minh họa
Yêu cầu sếp tăng lương chưa bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên, nếu khối lượng công việc quá nhiều và bạn cảm thấy mức lương không tương xứng, yêu cầu tăng lương là giải pháp hợp tình hợp lý. Bạn không thể cứ xông vào phòng làm việc của sếp và đề nghị được nhiều tiền hơn. Để yêu cầu tăng lương được chấp thuận, bạn sẽ phải cần một thời gian để nghiên cứu, lên kế hoạch và chuẩn bị.
Bước 1: Nghiên cứu
Tìm hiểu chính sách công ty
Bước 1: Nghiên cứu
Tìm hiểu chính sách công ty
Việc cấp thiết cần làm đầu tiên là bạn phải tìm hiểu về chính sách trả lương của công ty.
Bạn có thể hỏi thêm người phụ trách lương của phòng nhân sự để biết chính xác và chi tiết. Tùy theo chính sách riêng của mỗi công ty sẽ quy định mức tăng, nhưng vẫn có trường hợp các quản lí quyết định tăng lương ngoài mức chỉ tiêu tùy theo sự thể hiện của bạn.
Xem xét khả năng công ty
Xem xét khả năng công ty
Ngoài ra bạn cũng cần dành thời gian xem xét các điều kiện tài chính của công ty trước khi yêu cầu tăng lương. Nếu bạn yêu cầu tăng lương khi công ty đang gặp khó khăn thì không những bạn sẽ không được tăng lương mà còn giảm uy tín với sếp về sự chuyên nghiệp của bạn.
Bước 2: Lên kế hoạch
Có dẫn chứng cụ thể
Bước 2: Lên kế hoạch
Có dẫn chứng cụ thể
Hãy thu thập và chuẩn bị các thông tin và số liệu để chứng minh rằng bạn được trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp tại các công ty khác cùng quy mô. Hoặc những thành tích mà bạn đạt được trong thời gian qua, những cống hiến vượt bậc cho công ty chứng tỏ được giá trị của mình. Chiến thuật này hiệu quả bởi vì nó không tập trung vào vấn đề chỉ của cá nhân bạn mà dựa trên thị trường lao động hiện tại.
Hình dung sẵn mức lương mong muốn
Hãy chuẩn bị một con số cụ thể. Khi bạn đang yêu cầu một cái gì đó thì phải xác định được số lượng rõ ràng. Bạn có thể tìm hiểu về mức lương của những người đang ở cùng cấp bậc với bạn ở các công ty khác để quyết định.
Chờ “thời”
Chờ “thời”
Sau khi đã tìm hiểu và chuẩn bị cẩn thận, điều tiếp theo bạn cần là tìm thời điểm thích hợp. Đây không phải là việc nên làm khi bạn đang không hài lòng với công việc hoặc khi sếp đang gặp áp lực. Để tránh trường hợp sếp “giận cá chém bạn”, hãy tìm hiểu thời gian phù hợp cho việc này.
Bước 3: Chuẩn bị
Sắp xếp thời gian với sếp
Đừng bàn về vấn đề này khi cả hai đang đi công tác hay lúc sếp đang bị phân tâm bởi những vấn đề khác. Hãy dành thời gian chuẩn bị một cuộc họp riêng với sếp của bạn và chỉ nói không quá 30 phút – đó là thời gian tối đa cần thiết cho bạn.
Luyện tập
Luyện tập
“Practice makes perfect” – Cuối cùng, để thuyết phục sếp hiệu quả hơn bạn hãy luyện tập thật kĩ phần trình bày để tăng sức thuyết phục cho mình nhé.
Theo Hrinsider
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông