Liệu bạn có thể có một đội toàn những người tài giỏi không? “Đôi khi quá nhiều thiên tài lại là một vấn đề”, David Brooks, người phụ trách tờ New York Times, nói. Khi nói đến những “bộ não”, ông không chỉ ám chỉ trí thông minh mà còn là về những người có quyết tâm mạnh mẽ. Đó là những người có khuynh hướng tin vào sức mạnh ý tưởng của chính mình hơ
Một người hướng dẫn thành công biết rằng một đội gồm toàn những người giỏi sẽ không thành đội trừ khi vài người trong số đó sẵn sàng chia sẻ tài năng tuyệt vời của họ với đội hơn là chú trọng đến thành tích cá nhân.
Đội 4 lần vô địch bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA – San Antonio Spurs – là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp các tài năng để hướng tới chức vô địch cho toàn đội hơn là sự nổi bật của các cá nhân. Huấn luyện viên của họ, Greg Popovich, đã khiến các ngôi sao và các cầu thủ chủ lực hoà nhập vào một đội để kiếm tìm danh hiệu vô địch NBA.
Một nhà quản lý có một đội toàn những người giỏi thực tế là may mắn, nhưng chỉ khi người đó tìm được cách đoàn kết toàn đội vì những mục tiêu chung. Với mục tiêu đó, dưới đây là một vài gợi ý:
Đặt những mục tiêu lớn. Không gì thúc đẩy người tài bằng những mục tiêu lớn. Người giỏi thích nhất là giải quyết những vấn đề lớn. Trở ngại càng lớn họ càng hào hứng. Vì vậy hãy đặt ra mục tiêu cho toàn đội. Hỏi họ làm thế nào để giải quyết nó. Và sau đó thách thức họ giải quyết. Những mục tiêu lớn rất phổ biến trong lĩnh vực thiết kế, kĩ thuật và nghiên cứu; sự sáng tạo thúc đẩy họ làm việc.
Để các “ngôi sao” cọ xát với nhau. Những người thông minh thích mọi người xunh quanh mình cũng là người thông minh. Họ đặc biệt thích chứng minh họ tài giỏi hơn người khác. Vì vậy hãy nhận thức điều này như một lợi điểm của đội. Cạnh tranh cho những nguồn lực khan hiếm như ngân sách và nhân lực sẽ khiến họ thể hiện hết mình. Đối xử với mọi người công bằng nhưng không cần thiết phải như nhau. Có nghĩa là ai có nhiều thành tích hơn sẽ được ghi nhận nhiều hơn.
Mục tiêu chung của toàn đội là ưu tiên hàng đầu. Đảm bảo rằng sự ganh đua là có định hướng vì mục tiêu chung chứ không phải vì cá nhân. Kích thích lòng tự trọng là tốt nhưng làm tổn thương cảm giác thì không. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người đều cảm thấy là một phần của đội.
Tuy vậy, đôi khi bạn cũng cần mời một người giỏi ra đi. Không phải vì người đó bất mãn hay gây ra nhiều vấn đề, mà bởi vì cần phải làm vậy vì sự phát triển của toàn tổ chức cũng như của chính bản thân người đó.
Những người tài cần phải đảm nhận vai trò quản lý để học cách xây dựng và duy trì một đội của riêng mình. Hoặc họ có thể được trù định từ trước cho việc quản lý cấp cao và cần có thời gian đầu làm trợ lý cho các nhà lãnh đạo cấp cao.
Để một đội làm việc cùng nhau có lẽ là nghệ thuật hơn là khoa học. Và có một đội toàn người giỏi có thể là món quà của người quản lý nếu người quản lý có thể khai thác năng lực của từng cá nhân trong công việc tập thể. Nếu không đó sẽ là một món quà lãng phí. Các cá nhân có thể vẫn chỉ là những viên kim cương thô chưa được mài giũa chứ không phải là những đồ trang sức lấp lánh trên vương miện.
Theo Doanh nhân
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông