Kiến thức Đãi ngộ 7 điều dễ khiến bạn mất việc

7 điều dễ khiến bạn mất việc

3
Từ phàn nàn, thích đổ lỗi cho tới làm việc quá giập khuôn đều cho thấy một nhân viên hoạt động kém hiệu quả và là những nhân tố lười biếng nhất trong tập thể.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Trong một công ty, việc tìm ra ai là người làm việc không hiệu quả vô cùng quan trọng. Những thành viên này hoặc cần cố gắng cải thiện bản thân để hoà nhập với tập thể hoặc cần được thay thế để đảm bảo độ ổn định trong hoạt động của công ty.

Đây cũng là lý do tại sao một số công ty tổ chức các đợt sát hạch nhân sự, đích tới vẫn là tìm ra những nhân sự hoạt động không hiệu quả từ đó có biện pháp xử lý.

Bạn có phải là một nhân viên hoạt động không hiệu quả không? Điều này có lẽ rất khó đánh giá khi mà chúng ta luôn bảo vệ bản thân theo lẽ tự nhiên, mặc dù vậy, nếu bạn có một hoặc nhiều hơn những yếu tố dưới đây, có lẽ bạn nên hoàn thiện lại công việc của mình trước khi bị sếp sờ gáy.

1. Phàn nàn quá nhiều

Phàn nàn vì bất kì vấn đề nào đều cho thấy bạn có sự không hài lòng trong công việc, một khi đã không hài lòng, bạn khó lòng tập trung vào nó 100% và dành cho công việc này những sự quan tâm nó cần thiết.

Tất nhiên khi không thể tập trung hết mức, mọi thứ bạn làm sẽ đều rất tốn thời gian. Một nhân viên hiệu quả sẽ không đắm chìm trong các rắc rối, họ sẽ tập trung và làm những gì họ cần làm.

2. Đổ lỗi cho người khác

Cũng giống với phàn nàn, việc đổ lỗi cho người khác cũng chứng tỏ quá trình làm việc của bạn đang có vấn đề. Cho dù bạn có cố gắng đến thế nào đi chăng nữa, hiệu quả công việc vẫn không như ý và tất nhiên, đó là lỗi của người khác.

Đổ lỗi cho người khác chỉ khiến bạn dễ bị ghét hơn mà thôi. Thêm vào đó, việc đổ lỗi rất dễ trở thành thói quen, một khi có người chấp nhận ý kiến của bạn, bạn dễ dàng sa đà vào nó và mọi công việc sau này của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

3. Bỏ bê các đầu việc

Tất nhiên, khi làm trong một môi trường làm việc năng động, bạn sẽ phải làm rất nhiều công việc cùng lúc. Mặc dù vậy, bạn có thể tạm dừng đầu việc này để giải quyết những đầu việc còn lại, điều này không đồng nghĩa với việc bạn dừng hẳn chúng sau đó đẩy cho người khác.

Nếu như không làm được thì ngay từ đầu đừng nhận những đầu việc đó, đừng để người khác trong văn phòng phải giải quyết vấn đề mà bạn gây ra.

4. Bám chặt lấy sếp

Điều này có thể xảy ra bởi 1 trong 2 lý do, hoặc là bạn đang mong sếp mình sẽ tự làm công việc bạn cần làm hoặc bạn nghĩ sếp sẽ ứng cử người khác để hoàn thiện công việc của bạn.

Thế nhưng không đâu, những đầu việc khó cần phải được giải quyết bởi chính bản thân bạn, hãy sử dụng kinh nghiệm, sự sáng tạo hoặc làm việc chăm chỉ hơn để những đoạn rối này được gỡ bỏ, bám chặt lấy sếp cầu cứu sẽ chỉ mang lại cho bạn ánh mặt chẳng mấy thiện cảm từ những đồng nghiệp thân yêu.

5. Chỉ quan tâm tới thưởng

Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản để phát hiện ra nhân viên có đang làm việc hiệu quả hay không, một người chỉ quan tâm tới khoản tiền thưởng nhận được sau khi hoàn thành công việc khó có năng suất cao bằng một người thật sự muốn làm, tận hưởng những gì mình đang đương đầu với.

Những người quan tâm nhiều tới thưởng hay lợi nhuận cho bản thân sẽ chỉ làm những gì được giao, họ làm những công việc được trả đúng với mức lương (thưởng) của mình và những sản phẩm họ làm sẽ khó lòng đạt mức chấp nhận được.

6. Không có động lực làm việc

Nếu như bạn có 1 trong 5 (hoặc có thể hơn) các yếu tố phía trên, điều đó có nghĩa là bạn không còn động lực làm việc nữa, có thể bạn đã cảm thấy chán công việc hiện tại hoặc bạn cần một thứ gì đó mới mẻ.

Nếu như không còn động lực và ý chí để làm việc, tốt nhất bạn nên nghỉ việc để tránh làm ảnh hưởng tới tập thể cũng như đồng nghiệp của mình và sẽ tốt hơn nữa nếu như bạn xin nghỉ việc trước khi bị ép buộc để giữ thể diện cho bản thân.

7. Làm việc giập khuôn, máy móc

Có thể bạn đang làm một công việc rất tốt, mọi thứ đều ổn khi bạn hoàn thiện công việc, không kêu ca, mặc dù vậy điều này không đồng nghĩa với việc bạn là một nhân viên có năng suất làm việc tốt.

Không đầu việc nào giống với đầu việc nào, thứ mà bạn cần trong suốt quá trình làm việc chính là trau dồi kiến thức, cải thiện kĩ năng của bản thân cũng như chuẩn bị cho những thách thức khó khăn hơn trước mắt.

Làm việc giập khuôn kéo bạn vào một quy trình khi mọi thứ đều giống nhau, bạn áp dụng quy trình này lên tất cả những công việc khác mà không hay rằng nó chẳng hề hiệu quả như bạn nghĩ, bạn đã tình cờ biến mình thành một người làm việc chẳng hiệu quả chút nào.

Kết

Nếu bạn có nhiều hơn một trong số những điểm được đề cập phía trên, có lẽ bạn nên xem lại công việc ở thời điểm hiện tại hoặc hoàn thiện bản thân hơn để hiệu suất làm việc cao hơn, tránh những tình huống xấu có thể xảy đến.

Nhiều người gặp tình trạng căng thẳng trong công việc dẫn tới hiệu quả giảm sút, nếu bạn gặp phải tình trạng tương tự, hãy xin sếp nghỉ một vài ngày để tinh thần được thư thái, cải thiện tốt nhất cho những gì sắp tới.

Theo Trí Thức Trẻ/B.I

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không