Kiến thức Đãi ngộ Nhật Bản: Ngày càng nhiều lao động tự sát vì áp lực...

Nhật Bản: Ngày càng nhiều lao động tự sát vì áp lực công việc

19

Có tới 1.456 ca tự tử do làm việc quá sức tại Nhật Bản trong năm tài khóa 2014-2015 kết thúc vào tháng Ba năm 2015. Con số gần bằng với số ca tự tử vì làm việc quá sức trong cả giai đoạn 2004-2008 này đã phần nào miêu tả được về áp lực làm việc tại Nhật Bản như thế nào.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Một người mẹ mang ảnh chân dung của con trai sau khi con bà được tòa án quận Nagoya thừa nhận đã tự sát do làm việc quá sức

Tháng Tư năm 2008, cô gái trẻ Mina Mori nhận được một công việc tại Watami, công ty sở hữu một loạt các quán bar Izakaya tại Nhật Bản. Những tưởng rằng công việc mới sẽ mang lại cho cô những cơ hội mới, cũng như thu nhập tốt. Nhưng chỉ hai tháng sau khi bước chân vào làm việc cho Watami, Mori đã tự sát.

Mãi đến tháng 12/2015 công ty Watami mới đồng ý bồi thường cho cha mẹ của Mori hơn 1 triệu Euro vì cái chết của cô con gái. Cũng phải cần đến lệnh của tòa án thì công ty này được thành lập bởi Miki Watanabe, một chính trị gia ở Thượng viện Nhật Bản, mới chịu cung cấp chi tiết về vụ việc và đưa ra lời xin lỗi trên trang web của mình.

Đến lúc đó mọi ngườii cũng mới biết Mori đã tìm đến cái chết áp lực làm việc mà cô phải chịu đựng là quá lớn. Mori phải ở lại trong quán bar qua đêm khi ca làm việc kéo dài 10 giờ và kết thúc sau khi không còn chuyến tàu nào nữa. Ước tính mỗi tháng cô phải làm thêm trung bình 140 giờ không được trả lương.

Trong một bức thư viết không lâu trước cái chết, Mori viết: “Cơ thể tôi đau. Tôi cảm thấy kiệt sức. Tôi cảm thấy cảm xúc tê liệt. Tôi không thể di chuyển nhanh như tôi muốn. Xin hãy giúp tôi.”

Ngày nay ở Nhật Bản, mỗi khi các công ty tuyển thêm lớp lao động mới, nhiều người đã tỏ ra lo lắng về những áp lực lớn mà những lao động này có thể gặp phải. Tháng Một vừa qua, có khoảng 910 nghìn nhân viên mới tham dự buổi lễ chào đón tại các công ty lớn nhỏ trên toàn Nhật Bản. Những lời chào đón của các vị chủ tịch và giám đốc điều hành đi kèm với những lời đề nghị các nhân viên mới nỗ lực hết sức vì sự phát triển của công ty. Nhiều nhân viên mới tâm niệm công ty như gia đình mới của mình nhưng ít người nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của công việc đến cuộc sống của họ. Thậm chí ít người nhớ đến trường hợp của Mori xảy ra cách đây gần 10 năm.

Thống kê của chính phủ mới được công bố cho thấy các trường hợp “karoshi” – một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là tử vong do làm việc quá sức – tăng vọt lên 1.456 ca trong năm tài khóa 2014-2015 kết thúc vào tháng Ba năm 2015. Trong khi đó, có tổng cộng 1.576 trường hợp tự sát do làm việc quá sức trong giai đoạn 2004 đến năm 2008 .

Các nhà phân tích chỉ ra, tình hình đang trở nên nghiêm trọng do thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả y tế, dịch vụ xã hội và xây dựng.

“Chúng tôi đang nhìn thấy có rất nhiều lý do tại sao vấn đề này ngày càng trở nên tồi tệ hơn”, Hiroshi Kawahito, người đứng đầu Văn phòng Luật Kawahito ở Tokyo nói.

Kể từ đầu những năm 1990,  khi nền kinh tế Nhật Bản trở lên trì trệ, các công ty buộc phải thực hiện các biện pháp tinh giản biên chế và tuyển nhiều công nhân tạm thời hơn.

“Bên cạnh đó, người lao động toàn thời gian cũng phải làm việc giờ hơn và nhiều áp lực hơn”, ông Hiroshi Kawahito nói. “Nỗi sợ hãi của họ là nếu họ không phấn đấu, họ sẽ mất công việc toàn thời gian của họ, do đó họ phải cố chịu đựng tình trạng này”.

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi bong bóng kinh tế vỡ, thì việc không được trả lương khi làm thêm giờ, ngày nghỉ ngắn hơn và ít đặc quyền đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản.

Tại Châu Âu, các quốc gia có quy định giới hạn về số giờ mà nhân viên có thể làm việc, ở Nhật Bản cũng có quy định tương tự. Nhưng ông Kawahito cho biết các công ty lách luật bằng cách ký thỏa thuận với người lao động và công đoàn.

Theo ông Kawahito, ngày làm việc 12 trở nên bình thường ở Nhật.

Robert Dujarric, giám đốc Viện nghiên cứu châu Á đương đại tại trường Đại học Temple, có cơ sở ở Tokyo cho rằng điều kiện làm việc của Nhật Bản là “tàn bạo”. Ông Robert Dujarric chia sẻ với phóng viên tờ DW rằng công việc làm nhiều giờ, các kỳ nghỉ ngắn, áp lực lớn nên sau khi rời văn phòng, họ thường phải  giải tỏa bằng các đi uống rượu với các đồng nghiệp.

Chính phủ đã cố gắng để giải quyết vấn đề này, qua một đạo luật vào cuối năm 2014 được thiết kế để ngăn chặn hiện tượng karoshi bằng cách giám sát các công ty và nghiên cứu trường hợp tử vong do bệnh tật hay do làm việc quá sức. Năm ngoái, nhà chức trách điều tra 2.362 đơn khiếu nại và báo cáo có 60% các trường hợp vi phạm.

Ông Kawahito tin rằng con số các trường hợp được báo cáo hoặc điều tra chỉ là phần nhỏ, ông cũng đồng thời chỉ ra các hậu quả do làm việc quá sức. “Các công nhân trẻ tuổi phải làm việc nhiều giờ nên không có thời gian cho bạn trai hay bạn gái. Họ chỉ biết đến công việc và công việc, và họ sẽ kết hôn muộn hơn nhiều. Nếu họ kết hôn quá muộn thì họ sẽ không có con,” ông Kawahito nói và thêm rằng, Chính phủ Nhật Bản lo lắng về sự suy giảm dân số và dân số già nhưng chưa hành động đủ mạnh để giúp người dân có cuộc sống gia đình bình thường.

Theo dddn

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không