Kiến thức Tuyển dụng 10 điều cần tránh khi phỏng vấn xin việc

10 điều cần tránh khi phỏng vấn xin việc

8
Chuyên gia nhân sự Liz Ryan – nhà sáng lập, CEO của Công ty Human Workplace – đưa ra 10 điều ứng viên không nên làm khi tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

1. Trễ giờ

Nếu quyết định đến nơi phỏng vấn bằng phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt, bạn phải kiểm tra kỹ lịch trình của chúng trước ngày phỏng vấn. Nói chung, để không bị đến trễ giờ, bạn luôn phải chắc chắn mình biết cách làm thế nào và mất bao nhiêu thời gian để đến được địa điểm phỏng vấn.

2. Không có thông tin liên lạc của người phỏng vấn

Bạn phải biết được tên, phòng ban, số điện thoại hoặc địa chỉ email của người mời mình đến phỏng vấn. Trong trường hợp nhân viên lễ tân tình cờ vắng mặt hoặc văn phòng công ty đang có một sự xáo trộn nào đó, bất kỳ nhân viên nào cũng có thể dẫn bạn đến gặp người phỏng vấn nếu bạn có thông tin về họ.

3. Không chuẩn bị kỹ

Bạn phải chuẩn bị đầy đủ một vài bản sao của hồ sơ xin việc, một quyển sổ ghi chú và một cây bút. Hãy dùng quyển sổ ghi chú này để ghi ra sẵn những câu sẽ hỏi nhà tuyển dụng trước khi tham gia phỏng vấn và ghi chú lại những điều quan trọng trong quá trình phỏng vấn.

4. Trang phục không phù hợp

Nếu bạn không chắc chắn về phong cách trang phục chung của nhân viên tại công ty mình đang ứng tuyển, đừng ngần ngại hỏi trực tiếp người mời bạn đến phỏng vấn. Bởi vì việc chưng diện quá nổi bật vào công ty có phong cách trang phục giản dị hoặc ăn mặc quá xuề xòa vào công ty có môi trường trẻ trung, sáng tạo đều khiến bạn trở nên lạc lõng.

5. Chỉ trả lời mà không đặt câu hỏi

Việc nghĩ ra các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng và viết chúng vào sổ tay trước khi rời khỏi nhà rất quan trọng. Hãy hỏi họ về giờ giấc làm việc, những quy định, những vấn đề ưu tiên của công ty hoặc bất cứ điều gì bạn muốn biết để hiểu rõ thêm về công việc.

Nếu có vấn đề quan trọng nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định nhận việc của bạn (chẳng hạn như không thể đi công tác xa vì vướng bận con nhỏ), bạn phải hỏi nhà tuyển dụng trước khi buổi phỏng vấn kết thúc.

6. Ngắt lời người phỏng vấn

Đôi lúc bạn cảm thấy rất hào hứng vì muốn được chia sẻ ngay một câu chuyện thú vị với người phỏng vấn nhưng hãy bình tĩnh chờ đợi đến khi họ kết thúc phần chia sẻ hoặc câu hỏi của mình trước đã.

7. Quên tên người phỏng vấn hoặc tên công ty trong cuộc trò chuyện

Đây chính là lý do vì sao việc ghi chú lại tên, phòng ban của người phỏng vấn bạn, chức danh công việc bạn đang ứng tuyển, tên công ty… lại mang ý nghĩa quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ không quên những chi tiết đó ở giữa buổi phỏng vấn.

8. Trò chuyện lạc đề

Bạn có thể có nhiều câu chuyện thú vị nhưng chỉ nên kể những chuyện có liên quan đến công việc mình đang ứng tuyển. Thay vì khơi mào một vấn đề hoặc đưa ra câu trả lời không hề liên quan gì đến công việc hoặc công ty đang tuyển dụng mình, hãy ngừng lại một chút để suy nghĩ kỹ về những gì người phỏng vấn vừa nói.

9. Sắp xếp thời gian biểu quá sít sao

Hãy chắc chắn rằng bạn dành ra một khoảng thời gian thư thả trong lịch trình của mình cho buổi phỏng vấn. Bởi vì quá trình này đôi khi kéo dài hơn dự định, và đó thường là tín hiệu tốt. Đừng đưa mình vào tình huống cập rập như phải ngưng trò chuyện giữa chừng để gọi điện thoại đến nhà trẻ thông báo đón con muộn hoặc phải “chạy như bay” ra khỏi công ty khi vừa phỏng vấn xong.

10. Không cám ơn người phỏng vấn 

Đừng quên cám ơn người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn bằng cách nói: “Cám ơn rất nhiều vì đã gặp tôi, rất vui được gặp anh/chị và được tìm hiểu về các cơ hội mới”.

Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không