Kiến thức Tài chính kế toán Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

178
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBộ Tài chính vừa trình Chính phủ một số dự thảo văn bản để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động và tăng cường quản lý vốn nhà nước, giám sát thực trạng tài chính tại khối này.

Cụ thể, các dự thảo này gồm: nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu; quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước là chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn nhà nước; nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Nghị định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu sẽ quy định rõ mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vốn, việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng quy định việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế, đảm bảo được mục tiêu nhà nước thu hồi một phần vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế.

Theo Bộ Tài chính, mục tiêu của nghị định này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty.

Về quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính dự kiến sẽ quy định rõ thời gian, quy trình và nội dung báo cáo giám sát tài chính cụ thể đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Quy chế cũng sẽ có quy định riêng về việc giám sát tài chính đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu mất vốn nhà nước.

Dự kiến, quy chế này được sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5/2012.

Với nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, Bộ Tài chính cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, việc thực hiện cơ chế người đại diện vốn.

Đặc biệt, cơ chế bán vốn nhà nước sẽ được áp dụng dưới nhiều hình thức như: khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thoả thuận, được hạ giá khởi điểm khi bán đấu giá không thành, cho phép thực hiện đấu giá bán cả lô đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng bán hết vốn nhà nước…

Về cơ chế tài chính, do hoạt động của SCIC có nhiều nét đặc thù, dự thảo nghị định quy định rõ về việc cổ tức và lợi nhuận từ vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp không được tính toàn bộ vào doanh thu mà chỉ được tính một phần để bù đắp chi phí cho công tác quản lý, phần còn lại được hạch toán vào vốn nhà nước tại SCIC.

Ngoài ra, về cơ chế lương, thưởng, để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với hiệu quả hoạt động quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn, dự thảo nghị định cũng đưa ra nguyên tắc khoán quỹ lương trên cơ sở với hiệu quả kinh doanh của “siêu tổng công ty” này.

Theo Vneconomy

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không