Kiến thức Kiến thức quản trị Nguyên tắc vàng với đầu tư chứng khoán

Nguyên tắc vàng với đầu tư chứng khoán

13
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCó thể bạn đã đọc rất nhiều nguyên tắc khi bắt đầu đầu tư vào TTCK, tôi cũng vậy, nhưng thua lỗ cũng không ít. Vậy bạn và tôi đã rút được gì cho bản thân. Có lẽ việc đặt ra nguyên tắc không khó mà cái khó là thực hiện nó.

Tôi viết ra đây những nguyên tắc vẫn còn giá trị để các NĐT tham khảo.

1. Chỉ đầu tư những gì mình có
Đầu tiên khi gia nhập thị trường, bạn hãy dùng những khoản tiền mà mình có, nó rảnh rỗi đủ lâu để bạn đầu tư. Nhiều NĐT dùng tiền vay mượn để mua chứng khoán với mong muốn kiếm lời nhanh nhất khi họ cho rằng cơ hội đã đến. Đây là cách đầu tư mạo hiểm nhất. Về tâm lý, họ buộc phải thắng để mong kiếm vài chục phần trăm hoặc giữ được vốn bằng mọi giá. Chính tâm lý này đã thúc đẩy họ ra quyết định thiếu thận trọng và khi đã thua, họ càng muốn gỡ lại. Sai lầm nối tiếp sai lầm.

2. Chọn môi giới giới
Việc chọn cho mình một nhà môi giới giỏi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đầu tư chứng khoán. NĐT nên chủ động chọn một môi giới tốt cho mình hơn là để môi giới chọn NĐT. Hiện nay, các CTCK rất phát triển và nhân sự cho bộ phân môi giới cũng tăng cao, nhưng mỗi môi giới lại được giao chăm sóc quá nhiều tài khoản. Một môi giới tốt sẽ cung cấp nhanh nhất các thông tin cần thiết, theo dõi và đặt lệnh với giá tốt nhất trong cùng phiên giao dịch và NĐT sẽ giảm thiểu chi phí.
3. Dùng đòn bẩy đúng lúc với tỷ lệ hợp lý
Khi thị trường khởi sắc, các NĐT thường tận dụng đòn bẩy để tăng cường lợi nhuận một cách nhanh nhất. Nhưng không phải hễ dùng đòn bẫy thì lợi nhuận sẽ cao. Đòn bẩy là con dao hai lưỡi, rất nguy hiểm cho NĐT. Do đó, dùng đòn bẩy lúc nào và với tỷ lệ bao nhiêu là một câu hỏi mà mỗi NĐT cần phải trả lời trước khi dùng. Thị trường luôn biến đổi không ngừng và mọi trường hợp có thể xảy ra. NĐT nên tự phòng thủ bằng một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý.
4. Dừng đúng lúc
Điều này xem ra rất dễ, nhưng lại rất khó thực hiện. Tâm lý NĐT nào cũng vậy, khi chưa tham gia thị trường thì rất tỉnh táo còn khi đã tham gia rồi thì bắt đầu lạc vào “mê hồn trận”, luôn bâng khuâng giữa hai trạng thái: tham lam và sợ hãi. Nỗi sợ khiến bạn mong muốn bán ngay cổ phiếu đó còn lòng tham khiến bạn muốn giữ lại. Bạn nên vạch ra cho mình một kế hoạch trước khi mua, mục tiêu gần nhất là gì và bạn nhất quyết tuân thủ theo nó (trừ khi có đột biến). Dừng đúng lúc sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro, lợi nhuận thêm chắc chắn.
5. Thị trường luôn có lý chứ không phải theo lý của bạn
Sự tăng hay giảm của thị trường luôn có lý của nó. Bạn nên nhớ rằng, dù tài khoản của bạn có lớn bao nhiêu đi nữa thì những tổ chức có nhiều gấp trăm ngàn lần như vậy. Và quyết định mua bán của bạn chỉ như thêm bớt hạt cát trong sa mạc mà thôi. Do đó, khi các tổ chức bán ra, bạn phải ngay lập tức hành động, bạn đừng nghĩ rằng nó quá rẻ, không việc gì phải bán mà hãy nghĩ có thể nó còn rẻ hơn nữa. Khi mà bạn và mọi người đều cho rằng nó sẽ giảm thì khi nó tăng điểm, hãy tìm câu trả lời cho vấn đề đó. Tự ái chỉ khiến bạn thua lỗ thêm.
6. Theo xu hướng
Có ba xu hướng mà bạn phải theo dõi khi đầu tư, đó là xu hướng của thị trường chung, xu hướng của ngành và xu hướng của cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ. Việc theo dõi các xu hướng này sẽ giúp bạn ra quyết định đúng lúc. Bởi ai cũng biết rằng, xu hướng là người bạn đường lý tưởng.
7. Rút kinh nghiệm từ bản thân
Từ chính bản thân bạn, hãy rút kinh nghiệm, cả khi thắng lẫn khi thua. Đó chính là những bài học mà bạn đã bỏ tiền ra để học. Hãy tận dụng nó và dùng nó cho lần sau, để thắng lợi của bạn thêm đậm đà và thua lỗ được giảm thiểu.

Theo Stox

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không