Kiếm thêm thu nhập, thúc đẩy tiến độ công việc là những lý do mà nhân viên phải làm thêm giờ. Giải pháp này mang đến nhiều “cái được” cho người lao động. Song làm việc kiểu này có tốt?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ích lợi dành cho người nghiện việc
Công việc nào cũng đòi hỏi phải có sự đầu tư thời gian và công sức. Nếu chịu khó “rót vốn”, bạn sẽ gặt hái nhiều điều lợi ích cho đường tiến thân của mình.
Được đánh giá cao: Nếu là nhân viên mới, thường xuyên ở lại làm thêm giờ giúp bạn dễ lọt vào mắt xanh của sếp hơn.
Sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của bạn sẽ được cấp trên ghi nhận.
Tiết kiệm thời gian: Bạn không phải mất công chờ đến lượt sử dụng các thiết bị như máy fax, máy in, máy photocopy…
Hiệu quả công việc: Chắc chắn, bạn sẽ có được không gian yên tĩnh hơn so với giờ làm chính thức. Như thế, kết quả công việc cũng được nâng cao.
Cải thiện nhu nhập: Thời gian làm việc kéo dài đồng nghĩa với số lượng công việc bạn giải quyết sẽ tăng. Dĩ nhiên, thu nhập cũng tăng theo.
Giảm bớt lượng khói, bụi “nạp” vào phổi: Về trễ, bạn sẽ thoát khỏi cảnh tranh từng cen-ti-mét đường vào giờ cao điểm. Bạn cũng không phải tính xem nên đi hướng nào để tránh kẹt xe.
Đằng sau tấm màn “phơi” lợi ích
Song song với cái “được”, làm thêm giờ cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bạn cần hiểu rõ điều này để có cách đối phó, xử trí.
Coi chừng “yêu râu xanh”: Ở lại cơ quan quá khuya có thể biến bạn trở thành mối ngon cho kẻ xấu.
Bạn hãy báo với bảo vệ, cấp trên những ngày ở lại làm thêm. Họ sẽ thường xuyên kiểm tra và đảm bảo an toàn cho bạn. Nếu về trễ quá, bạn nên nhờ người đến đón.
“Ta chẳng còn ai!”: Muốn chứng tỏ khả năng trước đồng nghiệp hay sếp khiến bạn gần như “định cư” ở công ty. Hãy cẩn thận, người yêu hay ông xã của bạn có thể không muốn đón người về trễ! Lúc đó, bạn sẽ gặp rắc rối to.
Sức khỏe tuột dốc: Đau bao tử, giảm thị lực… là hệ quả của việc bạn bỏ bữa, ăn uống qua loa do mải làm. Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng cần giữ sức khỏe, ăn uống đúng giờ.
Có thể rơi vào cảnh “tình ngay lý gian”: Nếu luôn là người sau cùng rời chỗ làm, bạn hãy chuẩn bị tinh thần để trở thành luật sư bào chữa. Khi công ty xảy ra sự cố như mất dữ liệu, tài sản… bạn sẽ là người đầu tiên được “liệt” vào danh sách nghi can.
Kiến thức bị mài mòn: Cứ vùi đầu vào công việc, bạn sẽ biến mình thành cỗ máy chăm chỉ. Không dành thời gian nâng cao kiến thức cũng đồng nghĩa với việc bạn từ chối thăng tiến.
Khi hiệu quả công việc không tương thích với thời gian bỏ ra thì sao? Lúc này, làm thêm giờ chỉ là bằng chứng cho sự yếu kém, không tiến bộ của bạn. Do đó, bạn cần xét lại cách thức làm việc của mình để có hướng điều chỉnh thích hợp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông