Kiến thức Đãi ngộ 3 bước hạn chế sự vắng mặt và tăng niềm vui cho...

3 bước hạn chế sự vắng mặt và tăng niềm vui cho nhân viên

178
Nếu bạn là người sử dụng lao động hay một nhà quản lý, bạn hiểu rõ sự thiệt hại của công ty trong khoản thời gian nhân viên vắng mặt, công việc trì trệ, khách hàng phàn nàn…Như chúng ta biết, không thể bắt bẻ nhân viên chuyện họ xin nghỉ phép bệnh. Đây cũng là lý do mà nhân viên thường viện cớ để vắng mặt bởi vì tinh thần không được thoải mái và không cảm yêu thích công việc và không khí ở cơ quan
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Để giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc và thoải mái ở nơi làm việc là một công việc khó khăn và đầy thử thách của người quản lý lao động. Nếu nhân viên của bạn cảm thấy hạnh phúc ở nơi làm việc họ sẽ ít xin nghỉ phép hơn và luôn có một trạng thái phần khởi bắt đầu một ngày làm việc mới.
Một vài ông chủ nghĩ rằng chỉ cần trả lương cao, công việc lý tưởng và điều kiện làm việc tốt đã là đủ làm nhân viên hoàn toàn thoải mái và hạnh phúc nơi văn phòng. Nếu bạn cũng nghĩ như thế thì sẽ khó khăn để thúc đẩy nhân viên hoàn thành các mục tiêu đề ra cho công ty.
Những người quản lý cần phải nắm bắt được tâm lý tình cảm và tìm ra động lực thúc đẩy nhân viên hăng hái làm việc. Điều này sẽ hiệu quả hơn là bạn dùng lương cao, cơ hội thăng tiến để nhử nhân viên, tuy nhiên điều này không dễ dàng đạt được một kết quả nhanh chóng. Để giảm số ngày phép nhân viên, bạn cần quan tâm đến 3 bước sau.
Đầu tiên, đặt nhân viên đúng vị trí hay nói cách khác bạn phải tuyển đúng người phù hợp với yêu cầu và môi trường của công việc. Để thực hiện được điều này, bạn cần phải dành nhiều thời gian và lưu ý trong lúc phỏng vấn tuyển nhân viên.
Hãy giành nhiều thời gian để tìm hiểu tính cách của ứng viên hơn là chỉ chăm chăm vào phần năng lực và kinh nghiệm 
‘Khám phá những điều làm họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ, Làm sao họ có thể cộng tác ăn ý với, họ hăng hái và nhiệt tình đến đâu. Hãy chắc chắn rằng, họ biết cần làm gì và cảm thấy công việc phù hợp với mình
Thứ hai , Bạn cần phải tin tưởng vào nhân viên. Nếu bạn trực tiếp là người đứng ra phỏng vấn và chọn lựa nhân viên bạn phải đặt tin rằng họ làm tốt công việc này. Bạn phải liên tục chứng minh thể hiện rằng bạn hoản toàn đặt niềm tin vào khả năng của họ, những điềi họ trình bày bằng ngữ điều và cách bạn lằng nghe trò chuyện.
Nếu bạn tin rằng nhân viên của bạn đang lừa dối bạn, thì họ không thể tự quyết định công việc mà không chờ xin ý kiến của bạn, Họ trở nên mất động lực làm việc, trở nên đi sớm về muộn và luôn có những lý do chính đáng để vắng mặt. nếu bạn giao toàn quyền và tin tưởng vào nhân viên sẽ làm tốt công việc, họ sẽ mạnh dạn tự tin trong mọi quyết định, chủ động và hào hứng hơn với việc cơ quan, chẳng phải đó là những điều bạn đang mong muốn hay sao
Theo lý thuyết không có một sự bảo đảm nào để công việc luôn chạy đều mà không gặp phải một sự tắc trách nào cả. Tuy nhiên phần lớn nhân viên sẽ ủng hộ bạn nếu họ cảm thấy mình được trân trọng và đối xử tốt ở công ty
Thứ ba và là điều quan trọng nhất giúp bạn hạn chế được đơn xin nghỉ của nhân viên cũng như mang đến động lực làm việc cho họ bằng cách đưa ra ý kiến phản hồi và luôn đào tạo huấn luyện họ.
Một lý do phổ biến nhấn giải thích nguyên nhân vì sao các ông chủ trở nên xa cách với nhân viên đó chính là họ ít khi đưa ra những thông tin phản hồi cho nhân viên của họ. Nhiều người quản lú cảm thấy bất tiện khi bày tỏ quan điểm nhận xét của mình về tác phong làm việc của nhân viên.
Phần lớn nhân viên đều mong muốn biết được những ý kiến phản hồi về công việc của họ để xem hiệu quả làm việc của mìng từ đó để có thể làm tốt hơn.
Nếu bạn muốn thúc đẩy động lực làm việc tích cực cho nhân viên bạn cần phải đưa ra ý kiến phản hồi nhận xét kịp thời và đúng lúc về những việc tốt và chưa tốt của nhân viên
Khi bạn hài lòng về tác phong làm việc của họ hãy nói điều đó cho họ biết cũng như khi bạn không hài lòng về một điểm nào cũng nên nói điều đó ra . hãy làm điều đó càng sớm càng tốt. Không cần phải mất quá lâu thời gian để bạn có thể thừa nhận năng lực của một người . Cũng như nêú bạn không kịp thời báo cho nhân viên biết bạn không hài lòng về biểu hiện thành tích của họ, họ sẽ nghĩ rằng họ đã làm việc tốt. Hoặc là thực hiện hoặc là họ nghĩ bạn không thể kiểm soát được hoặc không quan tâm đến tác phong làm việc của họ.
Hãy thực hiện công việc này một cách tế nhị và kín đáo, tạo sao nhiều người quản lý lại có thể quở trách nhân viên trước mặt các đồng nghiệp của họ. Nếu biết cách khiển trách bạn chẳng những không làm họ có phản ứng tiêu cực mà còn tăng thêm nhuệ khí làm việc của họ.
Khi bạn nói với một cá nhân và sữ dụng chủ từ “Tôi” bạn có thể nói là Tôi cảm thấy rất buồn khi phải cảnh bảo rằng bạn đã nhiều lần đi trễ và tôi rất muốn nghe lời giải thích của bạn”
Tránh dùng những ngôn ngữ huỵt tẹt đại loại như “ Giỏi lắm”, nghe có vẻ kể cả như người bề trên,. Bạn cũng đừng truyển tải thông điệp gọn lỏn như “ Anh lúc nào cũng làm hỏng việc” nó có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột, làm giảm nhuệ khí của nhân viên và không giải quyết được vấn đề rắc rối đang gặp phải.
Bạn cần chú ý lưu tâm vào hai điều. Đừng bỏ mất cơ hội sử dụng những ngôn ngữ hình tượng và làm nhẹ đi vấn đề. Xác định những tác phong làm việc cụ thể, lưu ý những điều mà mỗi nhân viên được phép và không được phép thực hiện, đừng công kích cá nhân
Nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu họ nhận được những yêu cầu và nhận xét chính đáng công bằng từ người quản lý, một vài người sẽ ca ngợi tán dương nhưng sẽ nói họ không cảm thấy vui vẻ vi một điều gì đó.
Thông điệp ở đây là- nếu bạn muốn tạo động lực tích cực cho nhân viên, hãy đưa ra ý kiến phản hồi hãy làm họ công việc của họ trở nên thú vị và mang đến cho họ cảm giác họ là cũng là một phần cùng chia những thuận lợi và khó khăn của công ty, là một thành viên trong tổ chức.
Bạn có thể mang đến cảm giác phần khởi bắt tay vào việc hơn cho nhân viên bằng cách giao cho họ nhiều quyền hạn hơn, hãy mạnh dạn giao quyền chủ động cho họ trong công việc và huấn luyện giúp họ hoàn thành công việc. Bạn cần điều đặn đưa ý kiến nhận xét về cách làm việc, cũng như những điều họ đạt được và những mặt chưa được. Nên giao tiếp thường xuyên với nhân viên kể cả hội họi chính thức hay những buổi gắp mặt ngoài công việc. hãy thu hút họ tham gia họ có thể cảm thấy không thoái mái trong những buổi gặp gỡ này.
Những bước trên đây có lẻ sẽ mất nhiều thời gian, tuy nhiên đây là những cách hiệu quả mang đến những kết quả khác biệt lớn giúp bạn tạo động lực làm việc tích cực cho nhân viên. Nếu họ cảm thấy thoải mái và hài lòng với công việc hiện tại họ sẽ ít viện cớ bệnh để vắng mặt ở cơ quan hơn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không