Theo cuộc thăm dò gần đây nhất của Hiệp hội quản lý việc làm tại một số quốc gia cho thấy, trung bình chi phí tuyển dụng cho mỗi đầu người ở vị trí có chế độ lương tháng tiêu tốn khoảng 4.522 USD.
Ảnh minh họa
Trường hợp tệ hơn là tuyển nhầm người, chi phí này sẽ đội lên gấp 10 lần. Đây hoàn toàn không phải là con số nhỏ. Vì thế, người sử dụng có thể không thể xem nhẹ việc kiểm tra thông tin người tham khảo để giảm đáng kể khả năng đưa ra quyết định tuyển dụng sai lầm.
Cho dù công nghệ thông tin đã phát triển cao đến mức nào thì việc tuyển chọn được người giỏi nhất vẫn là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp thành công. Kiểm tra năng lực làm việc của ứng viên thông qua người tham khảo không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tuyển dụng được người giỏi nhất mà còn giúp giữ được họ ở lại làm việc lâu dài.
Nói cách khác, kiểm tra thông tin từ người tham khảo không chỉ giúp xem xét năng lực của ứng viên trước đây mà còn là phương pháp đánh giá đối chiếu với yêu cầu kỹ năng của công việc đang tuyển.
Bằng cách nào? Một bản báo cáo thông tin tham khảo tốt có thể cho nhà tuyển dụng tiềm năng biết được những điều ứng viên cần để phát triển sự nghiệp trong tương lai, có thể tạo động lực cho họ đến đích họ muốn nhắm đến trong sự nghiệp.
Cách tốt nhất để minh họa lợi ích của bước kiểm tra thông tin người tham khảo cẩn thận là bằng ví dụ thực tế. Ví dụ đầu tiên nói về một công ty muốn tuyển một kỹ sư sóng âm. Cả ba người tham khảo họ tiếp xúc đều ca ngợi kỹ năng của ứng viên trong lĩnh vực nhất định, nhưng kỹ năng giao tiếp của anh ta thật tệ.
Dù đã nhận được đầy đủ thông tin, công ty vẫn đưa ra quyết định tuyển dụng. Đầu tiên, họ để anh ta làm việc ở văn phòng riêng, thảo luận và giải quyết công việc theo vài khóa phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong vòng chưa đến một năm, khả năng giao tiếp của anh ta đã cải thiện đến mức có thể trở thành trưởng nhóm.
Nếu không kiểm tra kỹ thông tin từ người tham khảo, nhà tuyển dụng sẽ không cách nào biết trước được cách nâng cao giá trị và khai thác năng lực của anh kỹ sư này trong công ty. Rõ ràng, nhà tuyển dụng đã thật sự sinh lợi trong việc kiểm tra kỹ lưỡng thông tin từ người tham khảo như: đánh giá đựơc năng lực của anh ta trong quá khứ, đối chiếu kỹ năng với yêu cầu của vị trí cần tuyển, tìm ra những điều kiện anh ta cần để phát triển sự nghiệp và cuối cùng là tránh được sai lầm trong tuyển dụng.
Ví dụ kế tiếp liên quan đến một ứng viên cho vị trí kiểm toán viên nội bộ cao cấp. Cả ba người tham khảo của anh ta đều là bạn và đồng nghiệp ở một trong số công ty kế toán hàng đầu. Một lần nữa, cả ba người đều nói rằng anh ta là một kế toán xuất sắc nhưng lo ngại rằng anh ta có lẽ chưa sẵn sàng cho trách nhiệm của vị trí cao cấp tại thời điểm này. Họ lo ngại rằng nếu bạn của mình được kỳ vọng thể hiện năng lực ở vị trí cao cấp ngay từ đầu, anh ta có thể sẽ thất bại. Khi ấy, nhà tuyển dụng sẽ thất vọng vì anh ta không đủ khả năng đảm nhận công việc.
Dù vậy nhà tuyển dụng vẫn chọn ứng viên này, nhưng cho vị trí thấp hơn. Trong vòng sáu tháng, anh ta quen việc ở công ty mới và được cất nhắc lên vị trí cao cấp mà công ty ngay từ ban đầu muốn tuyển anh ta vào. Một lần nữa, kiểm tra kỹ thông tin người tham khảo cung cấp đã giúp tránh được cái gọi là sai lầm trong tuyển dụng.
Những ví dụ này chứng tỏ tầm quan trọng của bước kiểm tra kỹ thông tin từ người tham khảo, không chỉ giúp ích cho bước tuyển chọn ban đầu mà còn giúp phát huy năng lực của người giỏi, đấy chính là huyết mạch của mỗi doanh nghiệp thành công.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông