Sau khi các hồ sơ được xem xét sơ bộ và ứng viên đã vượt qua cuộc thi trắc nghiệm, công ty se thông báo cho các ứng viên được chọn đến tham dự các giai đọan tuyển lực kế tiếp. Đây cũng là lần đầu tiên ứng viên được tiếp xúc với công ty một cách chính thức, do đó các tiếp viên cần phải tế nhị, tránh cho ứng viên e dè, không thoải mái hoặc có cảm ứng xấu về công ty…Chính quan niệm chu đáo này đã làm cho nhiều công ty có cơ hội thu hút được những ứng viên có khả năng.
Ảnh minh họa
Người tiếp viên hay tiếp tân (thường là nữ) cần có những điều kiện sau: cởi mở, vui vẻ, thành thật và đầy thiện chí trong việc giải thích và hướng dẫn ứng viên; am tường tâm lý; có kiến thức tổng quát về mọi hoạt động của công ty; có khả năng giao tế nhân sự; và điều quan trọng là phục sức đẹp và gọn gàng…
Đây là giai đọan lọc lựa sơ khởi để loại các ứng viên không đủ yêu cầu. Sau khi phỏng vấn về cá tính và nhân cách, phỏng vấn viên hay nhà tuyển dụng có thể hỏi thằng một số câu hỏi về chuyên môn một cách tổng quát. Chẳng hạn hỏi ứng viên về kinh nghiệm và trình độ về marketing theo nhu cầu của công ty, nếu ứng viên tỏ ra không có trình độ hoặc kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ loại người này ngay.
Tuy nhiên cũng có khi ứng viên tỏ ra có trình độ và kinh nghiệm về một lĩnh vực không phải là lĩnh vực mà công ty cần tuyển chọn. Nhà tuyển dụng giỏi có thể chuyển ứng viên này sang một bộ phận sắp đang cần người hoặc sẽ tuyển đợt sau, chứ không nên loại ngay.
Thực hiện tốt giai đoạn này không những xây dựng thiện chí cho hãng mà còn tối đa hóa hiệu quả của việc tuyển mộ và tuyển chọn.
Phỏng vấn sâu
Khác với phương pháp trắc nghiệm và phỏng vấn sơ bộ; phỏng vấn sâu được sử dụng để chọn lựa một ứng viên thích hợp, dù ứng viên này sẽ đảm nhiệm một chức vụ hoặc một công việc nào từ cấp thấp nhất trong công ty (như tài xế, lao động…) cho đến cấp chỉ huy (giám đốc..).
Mục tiêu của phỏng vấn sâu là sau khi ứng viên đã trải qua đa số các thủ tục tuyển chọn, công ty muốn kiểm tra lại tất cả các dữ kiện và thông tin mà ứng viên đã cung cấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt các giai đọan lựa chọn. Ngoài ra công ty còn có thể yêu cầu ứng viên bổ túc một số tài liệu còn thiếu để ứng viên chứng minh được sự trung thực của mình.
Ngoài các mục đích nêu trên, cuộc phỏng vấn chính thức lần này còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác sau đây:
– Để cho ứng viên lẫn cấp chỉ huy trong tương lai có dịp gặp gỡ nhau và hiểu nhau nhiều hơn.
– Phỏng vấn xem ứng viên thực sự có đủ kiến thức hoặc trình độ đối với công việc của đương sự sau này không?
– Đánh giá một cách trực tiếp sắc thái bên ngoài của ứng viên như phong cách ăn mặc, dáng vóc, khoa ăn nói, cũng như thái độ và tác phong của ứng viên.
– Đánh giá một cách trực tiếp tài năng, óc thông minh cũng như tâm lý của ứng viên như ý chí, nghị lực, mức độ thích nghi với hoàn cảnh, trí phán đoán, óc suy luận, trí tưởng tượng, tình cảm, tham vọng…
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông