Kiến thức Tuyển dụng 7 thói quen tạo ra mẩu đăng tuyển hiệu quả

7 thói quen tạo ra mẩu đăng tuyển hiệu quả

8
Website tuyển dụng vẫn là một trong những kênh tìm việc được lựa chọn hàng đầu bởi các ứng viên. Mặc dù đây là tin tốt cho chuyên viên tuyển dụng và quản lý nhân sự – những người thường xuyên đăng thông báo lên các trang này, điều đó cũng không có nghĩa là “bạn đăng tuyển và ứng viên sẽ đến”.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Người tìm việc thường mất trung bình 3 giây để lướt qua một mẩu quảng cáo tuyển dụng, bạn có rất ít thời gian để thu hút sự chú ý của họ. Cuộc khảo sát gần đây của CareerBuilder cho biết 75% ứng viên cho biết ấn tượng đầu tiên của họ về nội dung đăng tuyển sẽ ảnh hưởng đến quyết định có ứng tuyển hay không.
Dưới đây là một vài điều “phải làm” nếu bạn mong muốn viết các mẩu đăng tuyển nổi bật hơn, thu hút nhiều hồ sơ dự tuyển hơn.

1. Cụ thể chức danh công việc: Hãy ngừng việc sử dụng các từ ngữ sáo rỗng để mô tả chức danh công việc bạn đang tuyển như “ứng viên có tầm nhìn”, “ứng viên ngôi sao”. Nếu bạn muốn nhận được nhiều hồ sơ và có tên trong kết quả tìm kiếm, bạn cần phải suy nghĩ như ứng viên và sử dụng nhiều hơn các cụm từ mà họ có thể dùng khi tìm kiếm.

2. Tiêu chí “phải có” (Must haves): Người tìm việc dành thời gian rất ngắn để lướt qua quảng cáo tuyển dụng nhằm tìm các thông tin liên quan và có khả năng họ bỏ sót mất các nội dung chính yếu trong quá trình này. Hãy tạo ra một danh sách ngắn từ 3 đến 5 yêu cầu cơ bản (chẳng hạn như số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn,…) để người tìm việc nhanh chóng và dễ dàng đánh giá xem họ có thực sự đáp ứng cho vị trí này không.

3. Gạch đầu dòng: Sử dụng dấu gạch đầu dòng bất cứ khi nào bạn cần liệt kê, ví dụ như kỹ năng cần thiết, vai trò của công việc và lợi ích công ty. Tuy nhiên, đừng lạm dụng quá mức, vì một danh sách quá dài các dấu đầu dòng sẽ không còn hiệu quả mà còn làm rối mắt người đọc chẳng khác gì những đoạn văn bản nối nhau liên tục.

4. Lương thưởng: Đây có thể là chủ đề gây tranh cãi về việc nên hay không, nhưng một mẩu quảng cáo tuyển dụng có bao gồm thông tin lương sẽ làm tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Nếu không muốn nêu chính xác phạm vi mức lương, hãy cân nhắc về việc viết ra các câu khẳng định lợi ích cho ứng viên như: “Lương thưởng hấp dẫn – cao hơn so với mức trung bình của ngành, tương xứng với kinh nghiệm, thưởng hàng quý, cơ hội nhận thêm hoa hồng”.

5. Hình ảnh minh họa: Bất cứ vị trí nào có thể trên mẩu đăng tuyển, hãy trình bày logo hoặc slogan của công ty cùng với các icon chèn đường link dẫn về video tuyển dụng của công ty. Điều này sẽ giúp tăng số lượng hồ sơ dự tuyển lên từ 13 – 21%. Theo dữ liệu nội bộ của CareerBuilder, thông tin tuyển người có video sẽ được xem nhiều hơn 12% so với các đăng tuyển không có video, khách hàng của CareerBuilder đã nhận được một tỷ lệ ứng tuyển cao hơn 34% khi họ thêm video vào thông báo tuyển dụng.

6. Từ khóa: Thông tin tuyển dụng chứa càng nhiều từ khóa liên quan đến vị trí công việc, thì nó sẽ có thứ hạng càng cao trong kết quả tìm kiếm của ứng viên. Hãy nhìn lại thông báo tuyển dụng của mình và cân nhắc xem đâu là chỗ bạn có thể thay vào đó các từ khóa mà nhiều khả năng người tìm việc sẽ sử dụng khi họ quan tâm đến vị trí này. Ví dụ, thay vì nói “Yêu cầu đối với người ở vị trí này…” thì hãy nói “Giám đốc kinh doanh cần phải có…”. Một lần nữa, bạn cần suy nghĩ như một ứng viên khi bắt tay vào viết mẩu tuyển dụng và đừng quên cân nhắc về từ khóa.

7. Lời đáp cho câu hỏi “Tôi sẽ nhận được gì?”: Vì sao ứng viên muốn làm việc cho công ty của bạn? Dù bạn chọn cách truyền thông điệp qua testimonial của nhân viên, hay một danh sách các giải thưởng và danh hiệu rằng công ty bạn là nơi làm việc tốt nhất, hoặc một lời tuyên bố mở trên thông báo đăng tuyển thì mẩu đăng tuyển thực sự hiệu quả phải cho ứng viên thấy được lý do vì sao họ nên ứng tuyển vào công ty bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không