Kiến thức Tuyển dụng Sàng lọc người tài từ hồ sơ ứng tuyển

Sàng lọc người tài từ hồ sơ ứng tuyển

2
Sau khi đăng tuyển dụng trên mạng, hộp thư email của bạn có thể sẽ nhanh chóng chật cứng vì hồ sơ ứng viên gửi đến. Chắc chắn nhiều hồ sơ trong số này sẽ không phù hợp với vị trí mà bạn đăng tuyển. Vậy làm thế nào để lọc ra người giỏi trong số hàng trăm hồ sơ ứng tuyển này?
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Bạn không cần phải dành hết thời gian quý báu của mình để ngồi lọc hàng trăm hồ sơ ứng viên. Có một số mẹo nhỏ sau giúp bạn sàng lọc ứng viên giỏi thật nhanh chóng và hiệu quả:
• Hồ sơ có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp: điều này có nghĩa là ứng viên thiếu cẩn trọng hoặc không buồn để ý đến chi tiết. Cả hai đều cho thấy ứng viên thiếu “độ chín” hoặc tệ hơn nữa là “lười biếng”. Đây không phải là tiêu chuẩn mà bạn tìm kiếm ở ứng viên mong muốn.
• Ứng viên đổi việc liên tục: bạn nên loại ngay những ứng viên đổi việc “liền tù tì” trong một thời gian ngắn. Nếu một ứng viên thay đổi nơi làm việc nhiều hơn một lần mỗi năm, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ rời công ty bạn ngay khi một công ty khác đề nghị mức lương hấp dẫn hơn. Khả năng thứ hai là ứng viên đó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công việc trước đây.
• Ứng viên có vài lần đổi nghề: bạn đừng ngại các ứng viên thay đổi nghề nghiệp đôi lần. Hầu hết người đi làm có thể thay đổi nghề bình quân 3 lần trong suốt sự nghiệp của mình. Vì vậy, đổi nghề không phải là điều đáng e ngại. Điều bạn cần tìm chính là những người luôn nỗ lực nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
• Ứng viên không có thành tích cụ thể. Một ứng viên chỉ biết liệt kê những nhiệm vụ trước đây của mình mà không có thành tích nổi bật nào là dấu hiệu của một ứng viên không có gì xuất sắc. Bạn cần biết những việc mà ứng viên đã làm và họ đã thành công trong công việc trước đây như thế nào. Hãy nhớ rằng những thành tích nổi bật trong quá khứ của ứng viên là dấu hiệu tốt báo trước thành tích xuất sắc trong tương lai của họ.
• Đừng bị đánh lừa bởi những thuật ngữ kỹ thuật. Nhiều ứng viên tưởng rằng họ có thể đánh lừa được nhà tuyển dụng với những “thuật-ngữ-mà-không-phải-ai-cũng-biết”. Nếu một hồ sơ ứng tuyển sử dụng thứ ngôn ngữ kỹ thuật mà bạn không quen thì bạn nên tìm đến một người có kinh nghiệm hoặc kiến thức về kỹ thuật để tìm hiểu. Bạn đừng để ứng viên “qua mặt” nhé.
• Liệt kê những kỹ năng quan trọng mà vị trí tuyển dụng yêu cầu. Đây là danh sách những kỹ năng và kinh nghiệm mà vị trí đăng tuyển yêu cầu, trong đó bạn sẽ liệt kê những yêu cầu tuyển dụng theo trật tự về tầm quan trọng. Ví dụ, nếu bạn chọn tiêu chuẩn có bằng Cử Nhân ở đầu danh sách, bạn sẽ chỉ chú ý ứng viên nào có bằng Cử Nhân mà thôi và sẽ bỏ qua ngay những ứng viên không có bằng cấp này. Đừng phí thời gian đọc một hồ sơ không đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất của bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không