Kiến thức Marketing 9 nguyên tắc thành công cho thương hiệu

9 nguyên tắc thành công cho thương hiệu

83
Đó là những nguyên tắc đã được kiểm chứng từ những thương hiệu thành công.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa


Đặt trọng tâm
Những doanh nghiệp đi cùng thương hiệu thành công luôn biết “tập trung vào chuyên môn”! Họ sở hữu một mục đích kinh doanh cho thương hiệu rất cụ thể và giá trị của tổ chức cũng rất rõ ràng. Ngay cả những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cũng được xác định rất rõ ràng. 
Trong lúc doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng, có thể sẽ cần đến việc thay đổi trong định vị thương hiệu để đảm bảo tính tương thích trong thông điệp kinh doanh và chủ đích của doanh nghiệp. Hãy nghĩ đến câu hỏi sau: Đâu là điều doanh nghiệp thật sự muốn đạt được? Đâu là vị trí doanh nghiệp muốn sở hữu để đạt đến những mục tiêu trong kinh doanh?
Cụ thể và minh bạch
Thông điệp và hình ảnh thương hiệu luôn phải trong suốt như pha lê. Một khi thương hiệu và công việc kinh doanh tiến triển, việc “mài giũa” và “tinh chế” những ngôn từ, giá trị trong thông điệp xây dựng thương hiệu là rất cần thiết. Luôn cải tiến vị trí bán hàng độc nhất và hướng đến sự khác biệt để người tiêu dùng biết đích xác những gì họ nên kỳ vọng khi mua sắm sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp.
Đóng góp
Chúng ta luôn nghe đến câu ngạn ngữ “Cho là nhận” và điều ấy đúng trong kinh doanh. Càng đóng góp nhiều vào thế giới và cộng đồng, doanh nghiệp càng nhận lại nhiều hơn. Lập kế hoạch cho chiến lược thiện nguyện đóng góp của thương hiệu và đảm bảo công tác xã hội ấy phù hợp với nền tảng khách hàng cốt lõi của doanh nghiệp.
Kết nối
Luôn mở rộng mối quan hệ với những thương hiệu hỗ trợ khác, đặc biệt là những thương hiệu chia sẻ cùng doanh nghiệp những giá trị kinh doanh và nhóm khách hàng mục tiêu. Chủ động và sẵn sàng tạo ra những chiến lược xây dựng thương hiệu cộng tác mang tính sáng tạo, chẳng hạn như chiến lược quảng bá chung hình ảnh giữa thương hiệu quần áo trẻ em Osh Kosh và bột giặt Tide.
Cả hai thương hiệu cùng có lợi khi khiến khách hàng tỏ ra hứng thú và gắn kết hơn với sản phẩm của cả hai.
Tạo dựng nên cộng đồng
Không một doanh nghiệp nào có thể thành công khi hành động đơn thân độc mã, vì thế hãy tạo một cộng đồng bao gồm những người luôn ủng hộ và chủ trương bảo vệ mình, có thể họ nằm trong lĩnh vực mình kinh doanh hoặc trong nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, luôn nắm bắt văn hóa của doanh nghiệp và quản lý chặt chẽ sự tăng trưởng cũng như công tác tuyển dụng nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn cốt lõi của nền văn hóa ấy luôn được giữ vững và đáp ứng.

Duy trì niềm tin
Niềm tin chỉ có thể xây dựng và củng cố từng bước một thông qua thời gian. Vì thế hãy bắt đầu với nơi doanh nghiệp đang đứng và những gì doanh nghiệp biết. Doanh nghiệp đang có một đội ngũ nhân tài, những kỹ năng, sản phẩm hoặc dịch vụ mang đến cho thế giới người tiêu dùng. Hãy mài giũa những kỹ năng và mở rộng năng lực lãnh đạo của tổ chức. Đấy chính là những bước đi đầu tiên và nền móng để gia tăng niềm tin trong doanh nghiệp.
Thống nhất
Quản lý công việc kinh doanh và thương hiệu nhằm đảm bảo mọi thứ doanh nghiệp làm đều hướng đến cùng một thông điệp. Chẳng hạn, về bản chất nếu thương hiệu mang tính công nghệ cao, có lẽ doanh nghiệp sẽ không muốn kết nối công việc kinh doanh với các hoạt động đậm chất nghệ thuật như múa ba lê hay dàn nhạc giao hưởng. Thiếu tính nhất quán sẽ khiến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mất phương hướng và sao lãng.
Nhất quán
Đảm bảo mọi sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp cung ứng đều nhất quán về giá trị và chất lượng. Danh tính của một thương hiệu sẽ mất cả một thế hệ để tạo dựng nhưng có thể bị phá hủy trong chốc lát. Hãy tưởng thưởng cho các khách hàng trung thành và thường xuyên tạo nên những cảm giác thích thú về thương hiệu của mình. Chắc chắn rằng doanh nghiệp và các nhân viên trong toàn tổ chức mỗi ngày đều làm việc vượt qua ngưỡng xuất sắc trong mỗi cá nhân.

Khơi dậy tầm ảnh hưởng
Làm tất cả để tạo nên sự ảnh hưởng từ thương hiệu của mình. Nếu hợp lý, hãy đặt thương hiệu của doanh nghiệp bên cạnh những nhân vật nổi tiếng hoặc tạo ra những chương trình tài trợ mang tính cộng đồng xã hội. Kết nối thương hiệu với những hoạt động có thể giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị thương hiệu và sự xuất hiện trước nhiều người hơn. 
Nhưng ghi nhớ rằng hình ảnh và danh tính của chủ doanh nghiệp và những cá nhân đóng vai trò đại diện cho thương hiệu, như nhân viên bán hàng chẳng hạn, cũng mang đến những tác động không nhỏ cho sự ảnh hưởng của một thương hiệu.

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không