Đó là nội dung chính được các chuyên gia thảo luận tại hội thảo “Thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo” sáng 3/7 tại Hà Nội. Đây là sự kiện nằm trong Chương trình tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo nông thôn thông qua phát triển chuỗi giá trị (MARP) do Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ và tổ chức.
Ảnh minh họa.
Chương trình MARP khở động vào tháng 7/2013 với tổng ngân sách là 5,2 triệu USD nhằm hỗ trợ cho các dự án và các tổ chức, chủ yếu tại Việt Nam và một phần tại Lào và Myanmar. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn nghèo tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp phù hợp để tăng thu nhập.
MARP được triển khai tại 8 tỉnh ở Việt Nam với tám chuỗi giá trị nông nghiệp là: chè, mây, tre, vải lụa, vải thổ cẩm, thảo quả, quế và hồi. Sau 10 tháng triển khai, đến nay MARP đã tiếp cận được 6.870 hộ gia đình tại 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam, trong đó 90% là người dân tộc thiểu số, 32% người hưởng lợi là phụ nữ.
Nhìn nhận kết quả từ thực tế, ông Samuel Waelty, giám đốc quốc gia của SDC cho rằng, để người nghèo có thể cải thiện thu nhập thì việc thúc đẩy khu vực tư nhân hợp tác với người nghèo là hết sức cần thiết. Theo đánh giá của ông Samuel Waelty, mặc dù việc huy động các nguồn lực của khu vưc tư nhân cho phát triển bền vững vì người nghèo vẫn là một thách thức, do thị trường nông thôn có nhiều rủi ro, chi phí giao dịch lớn và thiếu những liên kết thị trường bền vững,.. song SDC sẽ tập trung cải thiện mối quan hệ hợp tác với khu vực tư nhân để mang lại lợi ích bền vững cho các cộng đồng nông thôn còn đang trong tình trạng nghèo dai dẳng ở Việt Nam.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông