Kiến thức Đào tạo Nguyên tắc làm sếp

Nguyên tắc làm sếp

19
Nhiều nhân viên rời bỏ những công việc tốt, có tiềm năng tài chính vì những ông sếp tồi. Nhân viên có tính tự ái, sĩ diện bản thân rất cao. Không phải ai cũng nhẫn nhịn được khi bị sếp la mắng trước mặt mọi người. Cách phân công công việc, áp lực doanh số cho nhân viên, chế độ khen thưởng và cả những tình cảm của sếp cũng có ảnh hưởng đến việc đi hay ở của họ.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Rất nhiều sếp quan niệm những gì sếp nói luôn luôn đúng, Nhân viên phải hiểu sếp, sếp không cần phải hiểu nhân viên. Điều này khiến cho không khí làm việc thêm căng thẳng, nhân viên luôn luôn phải sợ sếp từ đó dẫn đến tình trạng họ làm việc không mấy nhiệt tình, không coi việc công ty là việc của mình.
Tìm Việc Nhanh chia sẻ những nguyên tắc để bạn không trở thành sếp tồi trong mắt nhân viên.
Nếu có ý định trở thành 1 ông chủ thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích này!
1. Không bao giờ đánh giá con người nhân viên, chỉ đánh giá trên phương diện công việc.
2. Mọi người trong bộ phận đều phải được đối xử công bằng. Không được quyền đối xử tệ với bất kỳ ai.
3. Nhà lãnh đạo hoặc quản lý là người tạo ra nguồn cảm hứng và tăng cảm xúc cho nhân viên, là sếp, bạn cần làm như vậy thay vì tạo một không khí “sợ sệt” và thiếu sự “lăn xả” của nhân viên.
4. “Nghe bằng 2 tai” trước khi hành động.
5. Tôi luôn quyết tâm tuyển đúng người giỏi và luôn tin tưởng họ khi giao việc. Nếu không tin tưởng, tôi sẽ không giao việc. Không bao giờ trong tình trạng vừa giao vừa … không tin họ.
6. Không bao giờ chỉ trích, bày tỏ thái độ hoặc phê bình nhân viên khi họ đang trước đồng nghiệp, cộng sự hoặc quản lý trực tiếp của họ.
7. Bạn càng lên cao, mọi nguời càng hay nói về bạn, hay nhìn vào bạn, hay đánh giá bạn, do đó cần thận trọng với bất cứ thái độ tiêu cực nào với nhân viên.
8. Một lời nói tích cực có thể tăng động lực cho nhân viên yếu, một thái độ không tốt với nhân viên sẽ làm triệt tiêu niềm “hân hoan” làm việc của nhân viên không chỉ lúc đó mà có thể kéo dài một thời gian rất lâu sau đó.
9. Luôn nói sự thật, và nhờ vậy không cần phải nhớ mình đã nói gì.
10.Luôn cho nhân viên cơ hội để thất bại và KHÔNG bao giờ nhại đi nhại lại thất bại của họ
11. Tha thứ nhanh chóng và luôn cho nhân viên cơ hội chuộc lỗi một cách tự nguyện
12. Không bao giờ bắt nhân viên mình phải làm những việc mà chính bản thân mình không muốn làm
13. Tôn trọng thời gian của nhân viên dưới quyền của mình
14. Không bao giờ tin những điều tốt đẹp mà mọi người nói về mình
15. Luôn đi theo định hướng của mình dù phải trả giá đắt hoặc gặp nhiều khó khăn
16.Nếu được thăng chức, đừng vội mừng và ra vẻ, hãy tập trung vào việc làm tốt công việc.
17. Luôn tôn trọng mọi cấp quản lý vì bạn sẽ không biết ai sẽ là sếp bạn trong tương lai
18.Luôn tự tin.
19.Tuyệt đối không phàn nàn về sếp của mình với người mà không liên quan đến rắc rối mà sếp đã gây ra. Hãy trao đổi thẳng thắng với người góp phần giúp bạn giải quyết các rắc rối mà sếp đã gây ra cho mình.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không