Dân gian ta thường có câu “Lời nói chả mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” . Mỗi từ chúng ta nói ra cần có sự suy nghĩ. Mặc dù, môi trường công sở ngày nay cởi mở và thoáng hơn trước. Do đó, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng gần gũi hơn. Tuy nhiên, cho dù thế nào thì giữa sếp và nhân viên bao giờ cũng luôn luôn có khoảng cách. Vậy trong quá trình giao tiếp chúng ta nên nói những gì để 2 bên tin tưởng cảm thông, tin tưởng nhau trong công việc. Dưới đây là một số điều TimViecNhanh.com chia sẻ bí quyết những điều không bao giờ nên nói với sếp dù sếp là người dễ tính như thế nào?
Ảnh minh họa
Điều 1: Không bao giờ nên nói với sếp là :Tôi đang bận, anh/chị giao việc đó cho chị ABC. Hoặc “Điều đó không thể được” ; “ Sếp tự làm đi” đây là những câu cấm kị vì khi bạn nói những câu đó, sếp bạn sẽ nghĩ đến một hình ảnh xấu trong bạn. Thế nên, khi được giao việc, bạn cũng nên vui vẻ nhận nhiệm vụ và trao đổi lại với sếp hoặc những người liên quan khi nào thích hợp nếu bạn đang bị quá tải hoặc gặp khó khăn trong công việc
Điều 2: Yêu cầu sếp tăng lương nếu không bạn sẽ nghỉ việc. Nếu bạn nói câu này giống như việc bạn đưa ra “tối hậu thư” cho sếp trước khi nghỉ việc. Điều này là vô cùng cấm kị vì nếu như bạn chưa tìm việc mà bạn đã nói câu này thì chắc chắn bạn sẽ là người chiến binh bại trận. Mặt khác, nếu như bạn cũng đã tìm được công việc mới thì khi rời khỏi công ty vô tình bạn sẽ để lại ấn tượng xấu và sự thất vọng của sếp những người đã từng tin tưởng bạn vị họ sẽ nghĩ bạn đang thách thức và “qua cầu rút ván. Việc yêu cầu tăng lương phụ thuộc vào chính năng lực của bạn. Đừng quá nôn nóng mà phạm phải những vấn đề nhạy cảm nơi công sở. Nên nhớ rằng mọi nỗ lực của bạn đều đã được ghi nhận, chẳng qua điều đó chưa được công khai mà thôi. Hãy kiên nhẫn làm việc và chờ đợi vì bất kể điều gì cũng đều có giá của nó
Điều 3: Nói cho sếp biết một số nhược điểm và điểm yếu của sếp. Một người sếp sẽ không thích hay hài lòng cách bạn “bóc mẽ” thẳng thắn với sếp như vậy. Thẳng thắn là điều tốt giúp bạn thể hiện bản lĩnh trong công việc. Tuy nhiên, tính thẳng thắn ở đây không đồng nghĩa với sự “bóc mẽ” sỗ sàng. Hãy bình tình trong mọi tình huống, trừ khi, nếu bạn làm việc với một cấp trên chuyên chế hoặc không đủ năng lực mà luôn có hành động lăng mạ và có hành động can thiệp vào hiệu suất của bạn thì lúc đó bạn hãy bảo vệ mình bằng cách thu thập bằng chứng về những gì đã xảy ra và xem xét việc đó nói với bộ phận chuyên trách trong công ty
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông