Kiến thức Tài chính kế toán Doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên mới được áp dụng...

Doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên mới được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

1051
Trước việc nhiều ý kiến cho rằng quy định cơ sở kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên mới được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế mà Bộ Tài chính đưa ra là không hợp lý. Đại diện Cục Thuế khẳng định: điều này vẫn đảm bảo mọi doanh nghiệp (DN) đều bình đẳng.
Nhiều DN mới thành lập với quy định phải đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị từ 1 tỉ đồng trở lên mới được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế Giá trị gia tăng (GTGT), nếu không phải áp dụng cách tính trực tiếp, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao.
DN nhỏ gặp vướng
Giám đốc một DN vừa thành lập hồi tháng 1 cho biết, quy định này đang gây khó khăn cho DN ông trong việc cạnh tranh, bán hàng. Bởi lẽ, khi không đáp ứng điều kiện này, DN buộc phải xác định thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, tức là phải nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm ấn định nhân với doanh thu mà không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Quy định về tài sản cố định của DN mới thành lập được đặt ra trong Thông tư 219/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013, có hiệu lực ngày 1/1/2014. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nhiều DN thành lập mới với mục đích mua bán hóa đơn như Bộ Tài chính, cơ quan thuế từng phát hiện.
Ông Phạm Ngọc Hưng – Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, quy định mới của Bộ Tài chính nói rằng DN mới thành lập phải đáp ứng tiêu chí mua sắm tài sản trên 1 tỉ đồng là rất vô lý và thiếu thực tế. Bởi lẽ, DN mới thành lập có rất nhiều là đơn vị dịch vụ, ví dụ như tư vấn hoặc làm về phần mềm, là những đơn vị doanh thu có được nhờ chất xám và đầu tư ban đầu có khi chỉ là vài cái bàn, vài nhân viên.
Còn với DN sản xuất, đòi hỏi này cũng là phi lý khi có rất nhiều đơn vị sử dụng hình thức gia công sản phẩm ở đối tác, chỉ lo về khâu thiết kế, nghiên cứu mẫu mã và bán hàng. “Tôi biết có một DN là nhà sản xuất của nhiều sản phẩm nổi tiếng nhưng họ lại gia công ở Kinh Đô, Vĩnh Tiến…”, ông Hưng lấy ví dụ.
Lý giải của cơ quan chức năng
Bà Tào Thị Hoàng Anh – Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, hỗ trợ -Tổng cục Thuế cho biết: Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng/năm trở lên được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Việc áp dụng ngưỡng doanh thu để xác định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm góp phần đơn giản hoá thủ tục; tiết kiệm chi phí tuân thủ cho DN nhỏ; góp phần hạn chế gian lận thuế, đặc biệt là tình trạng lợi dụng cơ chế thông thoáng trong thành lập DN chỉ để mua bán hoá đơn GTGT; nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
 Dù không được khấu trừ thuế GTGT, các DN vẫn bình đẳng về nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
DN không đáp ứng được điều kiện này cũng có thể đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, nếu thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Như vậy, quy định phải có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên mới được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế không phải do Bộ Tài chính tự ý đặt ra, mà chỉ là cụ thể hóa Luật Thuế GTGT.
Hơn nữa, trong số hơn 150 nước áp dụng thuế GTGT, thì đa số đều quy định ngưỡng doanh thu để xác định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Đặc biệt, quy định này, không hề bất hợp lý, bởi DN mới thành lập không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ, thì thực hiện theo phương pháp nộp thuế trực tiếp trong năm đầu tiên đi vào hoạt động; sau đó, nếu có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, thì được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
DN trực tiếp sử dụng hóa đơn bán hàng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, nhưng toàn bộ khoản chi này được tính vào chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh khi xác định thuế thu nhập DN. Như vậy, dù không được khấu trừ thuế GTGT, các DN vẫn bình đẳng về nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước do các sắc thuế có tính chất liên hoàn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không