Kiến thức Tài chính kế toán HẠCH TOÁN QUỸ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

HẠCH TOÁN QUỸ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

1552
Theo Ban Tư vấn VACPA, từ thời điểm Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 có hiệu lực thì việc trích lập và hạch toán (cả góc độ thuế và kế toán) đều có sự thay đổi so với trước đây.
– Thời gian trước khi Thông tư 180/2012/TT-BTC có hiệu lực, hàng năm doanh nghiệp được trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính. Khi trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Nếu Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết thì được chuyển số dư sang năm sau.
– Từ thời điểm Thông tư số 180/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực, tại các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ không được trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khoản chi trợ cấp mất việc làm thep quy định tại khoản 1, Điều 17, của Bộ Luật Lao động năm 1994, được xử lý:
+ 1. Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư số 180/2012/TT-BTC vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng.
2. Trường hợp trong năm doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, số lượng lao động mất việc làm phát sinh lớn, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, thì doanh nghiệp được hạch toán phân bổ số tiền đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm.”
Quy định nêu trên tại Thông tư 180/2012/TT-BTC là quy định cho mục đích thuế và mục đích kế toán. Về thuế, Thông tư này nhằm mục đích xóa bỏ tình trạng rất nhiều doanh nghiệp trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm nhưng không có chính sách chi cho người lao động qua nhiều năm cho dù hợp đồng lao động có ghi “các điều không nêu trong hợp đồng lao động được thực hiện theo Luật lao động” trong khi chi phí trích lập quỹ vẫn được chấp nhận là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Về kế toán, nếu hạch toán đủ vào số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, thì doanh nghiệp được hạch toán phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau, tối đa là 3 năm.
Với quy định thay đổi việc hạch toán chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động như Thông tư 180/2012/TT-BTC, nguồn dư Quỹ trợ cấp dự phòng mất việc làm của doanh nghiệp đến ngày 31/12/2012 được hạch toán tăng thu nhập khác.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật vẫn được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và hạch toán như quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không