Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là tết nguyên đán . Như lệ thường, những tháng cuối năm là thời điểm rất khó xin việc bởi đây là lúc các công ty bắt đầu tập trung vào việc báo cáo, tổng kết doanh thu… nên chính sách nhân sự thường ưu tiên cho năm tiếp theo. Lúc này, các vị trí tuyển dụng giảm dần và thường không trải đều cho tất cả các nhóm ngành nghề. Đó là những khó khăn cho các ứng viên nhất là các bạn mới ra trường 5-6 tháng rồi mà cầm hồ sơ tìm việc vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ nhà tuyển dụng (NTD), hoặc bạn đã đến dự phỏng vấn nhưng sau đó lại bị lãng quên ngay. Hãy cùng TimViecNhanh trả lời cho một số câu hỏi dành cho người đang trong giai đoạn thất nghiệp
Ảnh minh họa
Học không đi đôi với hành
Đó là thực trạng rất thực tế tại hệ thống giáo dục nước ta. Nặng lý thuyết không đi đôi với thực hành nên hầu hết các sinh viên mới ra trường thường hay bị “sốc” bởi từ những kiến thức học ở trường đến thực tế công việc là một khoảng cách khá xa. Điều này đặc biệt đúng với những nghành khoa học xã hội. Có một số ngành thuộc khoa bảo tàng, Hán nôm hay báo chí học suốt 4 năm đại học khi ra trường vẫn chưa phân biệt được các vùng văn hóa của Việt Nam hoặc có khá nhiều sinh viên báo chí trong suốt 4 năm ở đại học, thậm chí sau khi ra trường vẫn không thể viết được một bài báo để có thể đăng hoặc không thể viết nổi được một thông cáo báo chí, thư cảm ơn, thư chúc mừng khi làm PR cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự chất lượng cao
Chất lượng hồ sơ ứng viên
Việc thực trạng thừa người thiếu việc đang diễn ra tràn lan dẫn đến tình trạng ứng viên nộp nhiều nơi hồ sơ nhưng không quan tâm đến vị trí mình dự tuyển khiến cho người phỏng vấn bực mình và không ngần ngại quẳng hồ sơ của họ vào sọt rác. Do đó , thay vị nộp hồ sơ tràn lan, hãy kiểm tra xem hồ sơ của bạn đã đạt yêu cầu chưa trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển
Chưa biết cách PR tận dụng lên các mạng xã hội: Ngoài việc thường xuyên update các thông tin làm mới trên 24h.com.vn; timviecnhanh.com thì bạn cũng phải biết PR qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn… Việc tham gia các mạng xã hội sẽ giúp cho NTD dễ dàng tìm kiến bạn, mặt khác bạn cũng có được những người bạn lớn tuổi giàu kinh nghiệm, có thể cho bạn lời khuyên chân thành, bổ ích. Bạn có thể nhấn mạnh kiến thức của mình thông qua những cập nhật thường xuyên trên tài khoản của mình.
Không gửi thư cám ơn sau mỗi buổi phỏng vấn
Viết thư cảm ơn là điều làm cho NTD chú ý tới bạn nhiều hơn và cũng là cách cảm ơn họ đã tạo cơ hội và dành thời gian cho mình. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều ứng viên đã “quên” mất điều này mà không biết đôi khi chính thư cảm ơn lại là yếu tố quyết định việc NTD có muốn trao cơ hội việc làm cho bạn hay không. Vì vậy, hãy bỏ chút thời gian viết thứ cảm ơn họ và thời gian viết và gửi tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi gặp nhà tuyển dụng
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông