Kiến thức Đào tạo Tại sao bạn chưa thăng tiến trên con đường sự nghiệp?

Tại sao bạn chưa thăng tiến trên con đường sự nghiệp?

5
Bạn đã làm gần chục năm ở công ty và đã cảm thấy chán với vị trí hiện tại ở công ty. Chắc chắn không ít lần bạn tự đặt câu hỏi tại sao mình vẫn bị “mắc cạn” trên con đường sự nghiệp? Đã đến lúc bạn phải nhìn nhận lại bản thân và hỏi tại sao?
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam


Ai cũng cần trang bị cho mình những nguyên tắc riêng để vươn lên một cách lành mạnh..
Thăng tiến bằng con đường chân chính? Tuổi trẻ, năng động, được đánh giá cao về thành tích làm việc, Bạn cháy bỏng những ước vọng để được thành công và khẳng định bản thân. Nhưng, con đường phù hợp và công việc sẽ đem bạn đến gần với nấc thang thành công ấy vẫn chưa thật sự rõ ràng sau trên 5 năm gắn bó. Ai cũng biết rằng, điều quan trọng nhất để một nhân viên được cấp trên chú ý và cất nhắc là nhân viên đó phải làm được nhiều việc hơn kỳ vọng, với kết quả xuất sắc nổi trội hơn hẳn những người khác. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khởi đầu và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể bạn muốn thăng tiến bằng một con đường chân chính, không thủ đoạn nhưng có thể đó là việc không hề dễ dàng khi bạn làm trong công ty mang tính quy mô gia đình trị hoặc có thể bạn giỏi chuyên môn nhưng bạn lại không có mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp….đây cũng là một trong những lý do cản trở sự thăng tiến của bạn
Bạn chán với chính công việc đó: Làm với những công việc đó nhiều năm và khi công việc trở nên quá quen thuộc, bạn sẽ khó tìm được cảm giác hào hứng làm việc như lúc mới bắt đầu và đương nhiên bạn sẽ không có động lực và sự hứng thú khi làm. Việc cần làm lúc này là chính bạn phải thay đổi. Thay đổi bằng cách hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân như đã bao nhiêu lâu rùi bạn không tham dự 1 cuộc hội thảo để phát triển kỹ năng trong công việc?Hoặc đã bao lâu rùi bạn không xung phong tha gia vào một dự án của nhóm hay phòng ban khác trong công ty để thử thách bản thân với những nhiệm vụ mới. Khi bạn đặt được câu hỏi đó và tìm được câu trả lời chúng sẽ giúp bạn tìm lại được động lực và sự hăng hái trong công việc để thăng tiến tốt hơn
Môi trường làm việc cạnh tranh quá lớn: Đây là một thực tế rõ ràng mà bạn phải nhận ra. Một số ngành nghề có sức cạnh tranh cao như ngân hàng, thuế, hải quan…đồng nghĩa với việc sự thăng tiến trong môi trường này khó khăn hơn. Thêm nữa xung quanh những môi trường cạnh tranh cao này là những đồng nghiệp đầy tiềm năng, năng lực của họ chẳng thua kém gì bạn. Trong trường hợp này, hãy cố gắng làm việc một cách độc lập và thể hiện năng lực làm việc của bạn. Đừng từ chối những cơ hội làm việc và hợp tác theo nhóm – dành lấy cơ hội giữ vai trò lãnh đạo nhóm. Khi năng lực của bạn ngang ngửa với đồng nghiệp – càng thể hiện nhiều bạn càng chiếm ưu thế, khả năng thăng tiến của bạn cang cao
Bạn không phù hợp với văn hóa công ty: Văn hóa công ty đóng vai trò vô cùng quan trong, có thể bạn có những kỹ năng tốt nhất nhưng với đồng nghiệp bạn lại không thể hòa hợp. Chính điều này đã làm cho năng suất làm việc của bạn bị giảm. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng đều dành phần lớn thời gian trong buổi phỏng vấn để xác định xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Do đó khi bạn quyết định cống hiến và làm việc tại nơi nào, hãy xem xét các giá trị cốt lõi của bản thân và môi trường làm việc mà bạn mong muốn như cách giao tiếp, kiểu lãnh đạo… Nếu bạn và công ty hiện tại không có cùng quan điểm về mọi vấn đề, đây có thể là lúc bạn nên tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp với sự phát triển bản thân mình hơn
Bạn bị mất phương hướng và “lạc hướng”: Sau nhiều năm làm việc gắn bó với công ty bạn luôn hoài nghi vào công việc đang làm, cuộc đời mình đang sống với những kiểu câu hỏi: công việc này có giúp ích được mục tiêu mà tôi theo đuổi không? Con đường tôi đang đi sẽ dẫn tôi đến đâu, đúng hướng hay lạc hướng? Phải chăng công việc này kém xa với năng lực của mình, như vậy phí phạm thời gian không?… Chính những câu hỏi này khiến cho bạn bị lạc hướng và chưa tìm được trả lời, chính vì vậy họ không chuyên tâm vào công việc cũng như con đường thăng tiến của mình. Và rất có thể họ muốn rời bỏ công việc đang làm sau bao năm gắn bó dù rất tốt, để tìm công việc mới mà theo họ có ý nghĩa hơn. Rõ ràng, sự lệch lạc về hướng đi đôi khi lại khiến bạn bị mất thời gian và có thể “trắng tay”.
TimViecNhanh.com kết: Ai cũng muốn mình có một công việc ngày càng suôn sẻ, ai cũng muốn năng lực của mình được công nhận, được trả xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra .Tâm lý là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công về cả sự nghiệp và cuộc sống.Con đường sự nghiệp cũng giống như một con tàu. Có lúc bạn luôn muốn lao nhanh về phía trước với đà chạy cực mạnh, và rồi có những thời điểm bạn dường như bị mắc kẹt trên chuyến tàu di chuyển với tốc độ cực chậm, muốn thoát ra ngoài nhưng chẳng biết đi đâu….và dù bạn đã hay đang dần xác định cho con đường sự nghiệp của mình thì hãy nhớ rằng nếu muốn thăng tiến trong công việc thì cần phải chắc chắn rằng bạn luôn tìm cách để hoàn thiện những vấn đề ở trên và còn hoàn thiện nhiều hơn nữa
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không