Có nhiều lý do khiến bạn phải đổi nghề, nếu không sáng suốt và tỉnh táo có thể bạn sẽ phạm sai lầm.
Hãy xem xét lại tình thế, có thể nó không tồi như bạn tưởng tượng.
Ảnh minh họa
Có thể việc bạn làm hằng ngày cứ lặp đi lặp lại và khiến bạn cảm thấy chán nản và cho rằng môi trường làm việc không phù hợp, bạn cảm thất stress khi hằng ngày phải đối đầu với nó …và lúc này bạn quyết định phải ra đi để làm lại từ đầu ở một lĩnh vực mới. Nhưng liệu đó có phải quyết định sáng suốt? Bạn nên nhớ rằng, dù là người yêu thích công việc đến đâu ai cũng sẽ có những lúc cảm thấy thất vọng, chán trường vì nhiều lý do khác nhau. Nếu không tỉnh táo rất có thể bạn sẽ để cho những suy nghĩ tiêu cực bùng lên và dẫn dắt, khiến công việc bắt đầu trở thành gánh nặng còn đồng nghiệp là những người khó chịu.
Gần 10 năm làm trong lĩnh vực nhân sự TimViecNhanh.com tiếp xúc với hàng ngàn ứng viên và các câu hỏi của ứng viên gửi về, đứng trước câu hỏi của các ứng viên trong vấn đề nhảy việc chúng tôi luôn đưa ra lời khuyên đó là: Nên cẩn thận trong vấn đề lựa chọn và thay đổi nghề nghiệp bởi đôi khi chỉ vì những chán nản nhất thời mà nhiều người đã quyết định rẽ sang hướng khác. Và con đường mới có thể khó khăn hơn ta tưởng. Trong khi đó, có những công việc mà ta không để mắt đến hay chán ghét nó lại có nhiều cơ hội phát triển hơn ta nghĩ. Tóm lại, và dù cho bạ không hài lòng, ghét bỏ với công việc bạn đang làm “liệu bơi ra cái hồ nhỏ có tìm được con sông lơn” do đó thì hãy suy nghĩ thật kỹ và đừng quyết định vội vã.
Thay đổi mà không có kế hoạch
Cho đến nay, sai lầm phổ biến nhất của các ứng viên mắc phải khi chuyển nghề là không hoạch định trước. Thậm chí có người vẫn còn đặt câu hỏi “bên kia đồi cỏ có còn xanh”, vẫn còn đang suy nghĩ đắn đo mà đã quyết định viết đơn xin việc, do đó phải suy nghĩ thật thấu đáo. Lập ra một kế hoạch chi tiết, trong đó gồm có chiến lược thực hiện, phương án dự phòng, khả năng tài chính, tìm hiểu thông tin…) là một trong những bước quan trọng để thay đổi sự nghiệp thành công. Bạn cần ý thức rất rõ là việc thay đổi nghề nghiệp và thích ứng với công việc mới có thể sẽ tiếp diễn trong một quá trình dài. Việc học hỏi để lấy thêm bằng cấp hoặc có được kỹ năng mới là điều quan trọng và đòi hỏi thời gian. Do đó, cần chuẩn bị mọi thứ để đủ sức dấn bước trên con đường mới một cách lâu dài.
Nhảy việc vì chạy theo tiền bạc và lợi ích
Đây không phải là lý do không chính đáng vì có thể “Chỉ những người biết chấp nhận và dám đương đầu với sự thay đổi thì con đường phát triển sự nghiệp mới rộng mở và có nhiều chọn lựa hơn” Tuy nhiên, bạn đừng quên “Tiền bạc không mua được hạnh phúc” bạn đã gắn bó với công việc đó lâu dài, tình cảm giữa các đồng nghiệp đã được xây dựng. Đa số những người chuyển nghề chỉ để kiếm được nhiều tiền cuối cùng nhận ra rằng họ không hạnh phúc với nghề mới so với nghề cũ…và một thời gian họ lại chán việc, tuy nhiên lúc này họ nhận ra và muốn quay lại thì lại không còn con đường nào
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông