Kiến thức Tài chính kế toán Nhật Bản hỗ trợ tái cấu trúc ngân hàng và DNNN

Nhật Bản hỗ trợ tái cấu trúc ngân hàng và DNNN

47
Ngày 5-6, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khởi động hai dự án hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo.

Hai dự án này là “Dự án Nâng cao năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là “Dự án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”) được ký với Bộ Tài chính ngày 28-2-2014 và “Dự án hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam” ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 28-3-2014.
Với 2 dự án này, JICA cử các chuyên gia Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kiểm toán và pháp lý sang làm việc ngắn hoặc dài hạn tại Việt Nam từ tháng 3-2014 đến tháng 2-2017.
Với mục đích thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thông qua quản lý hiệu quả và lành mạnh các doanh nghiệp nhà nước, dự án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung xây dựng cơ chế xử lý nợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, dự án Hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng lại tập trung vào xử lý nợ xấu, nhằm tăng cường chức năng và sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua việc củng cố sự lành mạnh cho khu vực ngân hàng của Việt Nam.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình cùng tham dự hội thảo.

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc khuyến khích các khoản vay lớn nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong giai đoạn suy thoái do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong các năm 2008-2009 đã gây ra tỷ lệ lạm phát cao.
Để giải quyết vấn đề này, năm 2011, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thắt chặt chính sách tiền tệ và thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên việc này lại đồng thời làm môi trường kinh doanh phát sinh hạn chế, ví dụ như làm gia tăng các khoản nợ, lãi suất cho vay bị đẩy cao và sụt giảm mạnh giá trị các tài sản bất động sản và các khoản vay.
Kết cục cuối cùng là sự gia tăng nhanh chóng của các khoản nợ xấu do sự suy yếu của khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ Việt Nam hiện đang dành ưu tiên hàng đầu cho việc cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước nhằm đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Từ thực tế này, để hỗ trợ cho nỗ lực tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng, Nhật Bản đã thực hiện chương trình cho vay “Tín dụng hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh” từ tháng 3 năm tài chính 2012, cùng với sự đồng tài trợ của Ngân hàng Thế giới và một số tổ chức quốc tế khác.
Việc khởi động hai dự án hợp tác kỹ thuật này được trông đợi sẽ có tác động tương hỗ chặt chẽ giúp phục hồi nền kinh tế Việt Nam.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không