Kiến thức Chiến lược Giữ chủ quyền kinh tế

Giữ chủ quyền kinh tế

6
Ngân hàng HSBC mới có đánh giá nhấn mạnh “Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những nền kinh tế chú trọng về thương mại nhất trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 77% GDP vào năm 2013, tăng từ mức 46% vào năm 2001.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
Tất cả điều này có được là nhờ vào tự do hoá thương mại kể từ đầu những năm 1990 đã giúp loại bỏ các rào cản, cả thuế quan và phi thuế quan”. Thực sự, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội thương mại lớn, đặc biệt là tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khối thương mại có thể đại diện cho 40% GDP thế giới.
Nếu đàm phán hiệp định thành công, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2025 có thể sẽ tăng trưởng hai con số. Bên cạh đó là đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và châu Âu mà kết quả có thể sẽ giảm thuế đối với mặt hàng may mặc…”.
Nhưng viễn cảnh lạc quan trên không làm chúng ta quên đi thực tại là chiến lược phát triển hiện tại của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động không bền vững. Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm dần trong khi tiền lương lao động chắc chắn sẽ tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đa phần vẫn là nguyên vật liệu thô và các mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng thấp.
Xuất khẩu của Việt Nam đang lệ thuộc vào tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), còn các DN trong nước ngày càng suy kiệt. Chỉ riêng xuất khẩu của các nhà máy Samsung ở Việt Nam đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, bằng với xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông nghiệp cộng lại.
Còn tính trên tổng kim ngạch, xuất khẩu lệ thuộc cực lớn vào khối DN ngoại. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2013 đạt 108 tỷ USD thì khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 72,1 tỷ USD, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch trong khi khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 35,9 tỷ USD.
Khoảng cách giữa xuất khẩu khu vực trong nước và nước ngoài không ngừng nới rộng. Cụ thể, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, nhưng đóng góp của khu vực kinh tế trong nước chỉ là 42,3 tỷ USD, phần lớn còn lại là của các DN FDI với 72,3 tỷ USD. Xu hướng xuất khẩu của DN trong nước suy giảm xuống dưới một con số được các chuyên gia dự báo sẽ còn kéo dài.
Có thể nhìn vào ngành công nghiệp dệt may để cắt nghĩa một phần nào hiện trạng trên. Sau nhiều năm gia công, cơ cấu ngành may gần như không thay đổi: hơn 70% là gia công cắt ráp thuần túy, 25% là FOB (mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán thành phẩm thay vì làm hàng gia công), 70% nguyên phụ liệu ngành may phải nhập khẩu.
Ngành da giày cũng chịu cảnh gia công không khác gì dệt may. Ngay cả các DN FDI cũng gia công cho các hãng giày lớn như Adidas, Puma, Nike… Đại diện Hội Da Giày và Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM nói rằng, hiện có đến 80% nguyên phụ liệu của ngành phụ thuộc vào Trung Quốc. “Còn bị động về nguồn nguyên phụ liệu nặng nề như vậy thì đừng bao giờ nói đến cơ cấu lại ngành hay nâng cao chuỗi giá trị sản xuất”, các vị này nói.
Thực trạng lệ thuộc kinh tế và thương mại này khiến DN nhiều năm qua mất tự chủ, tạo ra những hố sâu về thâm hụt thương mại với nhiều nước. Chẳng hạn, theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,3 tỷ USD (chiếm 28%), chủ yếu là nông sản và nguyên liệu thô.
Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến gần 37 tỷ USD (1% tổng xuất khẩu của Trung Quốc), gồm nguyên vật liệu, linh kiện, trang thiết bị, hàng tiêu dùng… Vì thế, những căng thẳng với Trung Quốc (TQ) về chủ quyền biển đảo ngay lập tức gây ra những nỗi lo về đứt nguồn cung và nguồn tiêu thụ từ thị trường khổng lồ này.
Thực tế này cho thấy rõ phát triển quá lệ thuộc bên ngoài bằng xuất khẩu mà không dựa vào thị trường trong nước dẫn đến nền kinh tế mất cân đối. Hơn 6 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nội địa, bao gồm khối DN nhà nước và DN dân doanh, đang “yếu đi trông thấy”.
Nỗi lo tụt hậu kinh tế song hành với nỗi lo đánh mất quyền tự chủ của Việt Nam trong hội nhập, đặc biệt là trước hàng loạt cơ hội mở rộng thị trường trong thời gian tới. Tình trạng bị lệ thuộc rất lớn vào nước ngoài khiến không ít chuyên gia kinh tế phải thốt lên: “Kinh tế Việt Nam đang rơi vào bi kịch!”.
Bi kịch do chính chúng ta tạo ra và cũng phải chính chúng ta mới hóa giải được. Hiểu được điều đó Báo Doanh Nhân Sài Gòn và 9 hội ngành nghề tại TP.HCM đã chủ động đi tìm một giải pháp về “chủ quyền kinh tế”, trước là để giải quyết những rủi ro trước mắt, nhưng quan trọng hơn là tìm kiếm những giải pháp lâu dài cho ngành.
Cụ thể, phải lường trước vấn đề nhập siêu, đặc biệt là các nguyên phụ liệu về dệt may, da giày, và một số máy móc, thiết bị, thì khả năng phải chuyển sang tìm kiếm các thị trường khác, các đối tác khác để thay thế. Để giảm tối đa những thiệt hại có thể xảy ra do sự phụ thuộc vào kinh tế TQ (đang ngày càng chi phối nhiều nền kinh tế trong khu vực), DN trong nước cần tính đến các biện pháp dự phòng, trong đó có việc chủ động tìm các nguồn nguyên liệu mới để thay thế các nguồn nhập khẩu từ TQ.
Nhưng giải pháp lớn hơn là Chính phủ Việt Nam sẽ phải nỗ lực hết sức để tạo điều kiện tăng nội lực cho DN trong nước. Muốn vậy, chúng ta phải coi đây như một cuộc chiến “giành chủ quyền về kinh tế”, qua đó phải huy động hết mức mọi nội lực có thể được, bao gồm cả dự trữ ngoại tệ, khả năng DN cộng đồng xã hội…

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không