Kiến thức Chiến lược Ba nhóm giải pháp giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc

Ba nhóm giải pháp giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc

8
Kịch bản ứng phó cho kinh tế trước tình hình căng thẳng biển Đông được nhiều vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp về tình hình kinh tế xã hội sáng nay. Và câu hỏi này lại tiếp tục được đông đảo các phóng viên quan tâm trong buổi họp báo Bộ Công Thương chiều 2/6.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải
Trả lời báo chí về việc Việt Nam đang nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc và đang lệ thuộc vào nền kinh tế này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, không phải chỉ sau vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển của Việt Nam mà Chính phủ mới tính đến các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu hay phụ thuộc vào bất kỳ nền kinh tế nào, kể cả với Trung Quốc.
Về giải pháp đưa ra, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, đầu tiên cần phải tăng cường đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Ông Hải cho rằng, Việt Nam đang làm tốt giải pháp này khi kim ngạch xuất khẩu 4 sang Trung Quốc tăng khá ấn tượng với 28,4%.
“Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước không còn cách nào khác là cần phải tăng quá trình sản xuất trong nước”, ông Hải nói.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp cần phải phát huy vai trò quan trọng làm cầu nối giữa các thị trường nhập khẩu và người nông dân nhằm giảm tình trạng phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
“Đồng hành cùng doanh nghiệp, phía Bộ Công Thương đang tiến hành mở rộng thị trường bằng cách thúc đẩy tham gia các hiệp định thương mại. Đồng thời tăng vai trò trong việc định hướng sản xuất trong nước”, ông Hải cho biết.
Nhóm giải pháp thứ ba, theo Thứ trưởng Hải đó là yếu tố xuất phát từ chính người dân, và cũng chính là những người tiêu dùng.
“Cần đẩy mạnh vận động phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Điều này không chỉ thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước mà còn hạn chế nhập khẩu một lượng hàng lớn từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc”, ông Hải nhấn mạnh. “Tại sao gạo chúng ta ngon hơn, thủy sản, thịt bò chúng ta ngon hơn mà cứ nhập ngoại”.
Ông Hải cho rằng, kêu gọi người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đó chính là hành động yêu nước thiết thực trong thời điểm hiện tại.
“Trước kia chúng ta cũng đã kêu gọi nhưng chưa làm quyết liệt vấn đề này, người dân nhiều khi thiếu động lực để hưởng ứng. Song sau sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, bên cạnh đó còn thực hiện nhiều hành vi gây hấn gây bức xúc. Hãy coi đây là một cú hích khiến chúng ta phải làm mạnh hơn, quyết liệt hơn”, ông Hải nói.
Trước những lo ngại của một số ý kiến cho rằng hoạt động kinh tế Việt – Trung đang có những bất ổn sau những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại biển Đông, ông Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định, các hoạt động kinh doanh sản xuất, giao thương giữa hai nước tính đến thời điểm hiện tại vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường và duy trì hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

Theo Bizlive

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không