Kiến thức Đào tạo Cách điều phối cơn nóng giận

Cách điều phối cơn nóng giận

6
Trong cuộc sống, mọi người chúng ta đều đã từng trải qua nhiều lần tức giận và sợ hãi. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, chúng đã gây nên những bất lợi lớn cho chúng ta.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Giận dữ, một cảm xúc hủy diệt

Chúng ta có nên tức giận?
Việc chúng ta bực tức vấn đề gì và nổi giận thì sự nổi giận đó có chính đáng hay không? Trong cuộc sống, sự nóng giận là điều không thể tránh khỏi, nhiều khi đã trở thành lối sống của một số người và chúng ta đã cho nó là điều hiển nhiên và chấp nhận nó như thể là điều tự nhiên và không thể tránh né nó chăng? Bạn bực mình hay vô cùng tức giận một ai đó chưa? Cảm giác lúc đó như thế nào bạn nhỉ? Khó chịu vô cùng hay cảm thấy nghẹt thở? Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những phút giây nóng giận nhưng đừng vì thế mà cho mình cái quyền được mất tự chủ Rõ ràng tính khí nóng giận của chúng ta thay đổi qua cung bậc của cảm xúc. Những người có tính khí nóng, rất dễ dàng nóng giận. Còn những người có tính khí hòa nhã, luôn ở trạng thái bình tĩnh, hòa nhã sau khi cơn giận dổi đã đi qua.
Cách điều phối cơn nóng giận
Có nhiều lúc, chúng ta dễ trở nên tức giận, có lẽ, vì chúng ta gặp phải những bất như ý, hay sự thất vọng nào đó do sự việc hay người nào đưa đến. Mặc dù sự tức giận, đôi khi, tạo ra một ít lợi thế cho chúng ta, nhưng phần lớn nó thường gây ra nhiều bất lợi cho chúng ta hơn cho nên dù nóng giận đến bao nhiêu nhưng hãy dùng lý trí để giải quyết mọi việc, đùng để cảm xúc chi phối hành động của mình. Nếu không, khi cơn nóng giận nguôi ngoai bạn lại lao đao để giải quyết những hậu quả do mình gây nên.
Tuy nhiên đôi khi, sự tức giận giúp chúng ta có thêm nghị lực để sửa những sai lầm, hay dùng những hành động xây dựng để khắc phục những trở ngại sẽ giúp chúng ta thêm mãnh liệt vừa đủ để có thể làm hoảng sợ người khác…và có thể hoàn thành sự việc mà chúng ta mong muốn
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không