Kiến thức Đào tạo Nhận biết các dấu hiêu bạn nên nhảy việc

Nhận biết các dấu hiêu bạn nên nhảy việc

6
Bạn đang đắn đo không biết có nên nhảy việc hay không ? dưới đây là các dấu hiệu các chuyên gia tuyển dụng của TimViecNhanh.com khuyên bạn “nhảy” đi tìm một công việc mới thích hợp hơn.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

1.Không thấy cơ hội thăng tiến so với vị trí hiện tại
Bạn đã làm ở vị trí này gần 5 năm, hằng ngày bạn cứ lặp đi lặp lại 1 công viêc mà không tìm thấy sự mới mẻ nào thì đó là lúc bạn nên xem xét lại chỗ đứng của mình. Hoặc trong công việc bạn cố gắng nhiều nhưng không được cất nhắc hoặc thi thoảng trong cuộc họp quan trọng bạn bị loại ra khỏi những cuộc họp. Nếu vậy bạn hãy ra đi để tìm được một cơ hội mới với những trải nghiệm mới
2.Bạn có những giấc mơ xấu về công việc hiện tại
Kinh tế ngày càng khó khăn, tuy nhiên bạn phải nhận thức được điều gì đang diễn ra đối với công ty của mình. Nếu công ty của bạn đang ở trong một vòng xoáy đi xuống, thì đã đến lúc bạn phải nhanh chóng rút lui trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Trước khi con tàu chìm bạn cũng phải có những kế hoạch sẵn cho mình khi tàu đắm
3.Làm việc với một vị sếp tồi
Không ai có khả năng làm mất nhuệ khí của nhân viên, trút giận lên đầu nhân viên, phá hoại lòng tự trọng của nhân viên như một ông sếp tồi. Đây là lí do tại sao, người ta thường nói rằng, nhân viên không bỏ việc mà bỏ sếp. Nhiều cuộc thăm dò đã chỉ ra rằng, nhà quản lý tồi là một trong những nguyên nhân chính khiến nhân viên bỏ việc nhiều nhất hiện nay. Đặc điểm của những vị sếp này luôn nghĩ rằng những nhân viên nào không muốn làm việc hơn 8 tiếng/ngàyđều là những kẻ chểnh mảng, vô giá trị và thường không bao giờ quan tâm đến nhu cầu của nhân viên, không ủng hộ nhân viên trước bất kỳ vấn đề gì, dù quan trọng hay không.
Các chương trình huấn luyện đào tạo không còn
Với mục đích phát triển doanh nghiệp, nhiều công ty luôn dành những xuất chương trình đạo tạo cho nhân viên để nâng cao nghiệp vụ cho công việc. Sự quan tâm không nên chỉ dừng trong suy nghĩ, mà luôn được doang nghieeph thực hiện bằng hành động. Những chương trình này thường dành cho những người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Các chương trình huấn luyện, đào tạo cũng là thước đo đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu như trước đó các khóa huấn luyện này thi thoảng được tổ chức nhưng bỗng nhiên đã mấy năm rồi mà không tổ chức thì có thể coi đây như là một dấu hiệu của sự dậm chân tại chổ, thậm chí là đi xuống của công ty này.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không