Chắc bạn cũng đã gặp không ít người sau khi ra trường đi làm vài ba năm, họ trở nên những con người thờ ơ, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh, và không ngừng than vãn về công việc hiện tại của mình. Họ đang bị stress, bị công việc gặm nhấm tinh thần. Nếu như bạn lâm vào hoàn cảnh đó quả là chuyện không may, nhưng càng tồi tệ hơn là người trong cuộc có khi còn không ý thức rõ mình đang phải đối mặt với điều gì, và cũng không có can đảm bứt ra khỏi nhà tù tâm lý đang giam giữ mình. Va để thoát khỏi hoàn cảnh này, trước tiên bạn phải nhận diện rõ tình trạng hiện tại của mình. Những dấu hiệu sau đây cho thấy bạn đang bị công việc bào mòn tinh thần, dù bạn có muốn thừa nhận hay không.
Cho dù bạn có yêu công việc của mình đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc mệt mỏi
1. Bạn bất mãn vì công ty không có cơ hội thăng tiến
Một công việc không có triển vọng, dù ổn định đến đâu cũng sẽ không thể khiến bạn thỏa mãn về lâu về dài, nhất là khi bạn còn trẻ. Bạn có thể tự dối mình rằng dù gì cũng có một nguồn thu nhập cố định hàng tháng, ngoài kia còn biết bao người thất nghiệp kìa! Nhưng bạn có thực sự muốn vậy không hay chỉ vì ngại thay đổi mà phải cố chấp nhận? Hãy bứt ra khỏi vũng lầy đó càng nhanh càng tốt, nếu không bạn sẽ mất cả một quãng đời để than vãn về một công việc tẻ nhạt và không có tương lai.
2. Mỗi ngày đi làm là một cuộc chiến
Bạn thường xuyên phải chỉnh đồng hồ báo thức lui lại năm mười phút, bạn phát ngán đến mức phải thở dài khi nhìn đống hồ sơ chất chồng trên mạng, bạn ngồi trước bàn làm việc nhưng nhìn vào đồng hồ còn nhiều hơn nhìn vào máy tính…Đó là những biểu hiện cho thấy bạn đã chán ngán công việc đến cực độ. Đừng lầm tưởng đây chỉ là dấu hiệu nhất thời và bạn sẽ ổn dần, những thú vui nho nhỏ mà bạn cố gắng tìm kiếm sẽ không thể bù đắp được cho công việc mà bạn ghét cay ghét đắng từ bản chất.
3. Bạn thấy không còn là chính mình khi phải làm công việc này
Khi không còn là chính mình, giá trị duy nhất bạn nhận được từ công việc là một số tiền vào cuối tháng, chỉ thế không hơn. Giá trị của một công việc không chỉ gói gọn trong chuyện tiền bạc, nếu bạn phải thường xuyên làm những chuyện trái với quy tắc sống của bạn, cảm giác ray rứt và xem nhẹ bản thân sẽ khiến lòng tự trọng bị sứt mẻ dần, và đó không phải là thứ bạn dễ dàng lấy lại được.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra gia đoạn từ 25 đến 30 tuổi là lúc con người rất dễ rơi vào stress dai dẳng vì lý do sự nghiệp và gia đình. Kết quả này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì thực tế khoảng thời gian này là lúc “vạn sự khởi đầu nan”. Thành công hay thất bại của một người trên nhiều phương diện phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của họ trong giai đoạn khó khăn này. Nhận diện những bất ổn đang xảy đến với bản thân mình là bước đầu để bạn đối măt với tình hình và tìm cách cải thiện nó.
4 .Năng lực và kinh nghiệm của bạn không còn phù hợp với vị trí hiện tại nữa
Có thể do công ty của bạn theo chủ nghĩa quân bình, trả lương cho người lao động với các mức lương gần giống nhau. Mặc dù bạn đã có tới mấy năm kinh nghiệm làm việc và công hiến cho công ty nhưng mức lương của bạn vẫn không hơn gì những nhân viên mới thực tập là bao nhiêu. Hoặc cũng có thể bạn đã cố gắng hết mình trong công việc nhưng mãi vẫn không được cất nhắc lên một ví trí xứng đáng hơn. Bạn hãy tin rằng, có rất nhiều công ty đang cần tới bạn và chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được một vị trí cũng như mức lương tương xứng hơn nhiều.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông