Kiến thức Tuyển dụng Nhà tuyển dụng việc làm giăng bẫy sinh viên

Nhà tuyển dụng việc làm giăng bẫy sinh viên

15
Với mong muốn tìm một công việc bán thời gian hợp lý để có thêm thu nhập, sinh viên đang phải đối mặt với vô vàn mối nguy khôn lường từ các trung tâm “ma”.Nhiều công việc làm thêm như PG, lễ tân, nhân viên kinh doanh… đang có sức hút lớn với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là giới sinh viên.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Những cái “bẫy” được giăng sẵn
Với những bạn trẻ lần đầu ra chốn đô thành, cuộc sống thành thị khiến họ dễ “sa lưới” của những kẻ lừa đảo, trong đó có các trung tâm môi giới việc làm. Không khó để thấy vô số tờ rơi được dán trên tường, bến xe bus, cột điện… hoặc được phát tại những nơi công cộng với nội dung giới thiệu việc làm bán thời gian cho sinh viên. Các công việc làm thêm thường khá đơn giản và nhẹ nhàng như: Nhân viên phục vụ bàn, PG cho các sản phẩm tại siêu thị…, với mức lương “khủng” 150.000 – 170.000 đồng cho một ca làm (khoảng hai tiếng đồng hồ) đã thu hút rất nhiều sinh viên.
Đầu năm học mới, có nhiều thời gian rảnh rỗi, Phạm Thế Hùng (sinh viên năm thứ 2, học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông) muốn tìm việc làm thêm, vừa tranh thủ thời gian, vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Từng nghe cảnh báo về các trung tâm giới thiệu việc làm nên Hùng rất cảnh giác, nhưng trước mánh lới khôn khéo của những kẻ lừa đảo, cậu đã trở thành “miếng mồi ngon”.
Hùng kể lại: “Trên đường đi học về, tôi được phát tờ rơi tuyển nhân viên phát quà cho hãng mỹ phẩm Romano tại siêu thị trong thời gian 25 ngày, mức thu nhập là 170.000 đồng cho hai tiếng làm việc, nhận việc ngay và không yêu cầu nộp lệ phí. Thấy mức lương khá hấp dẫn lại không tốn thời gian, tôi rủ một người bạn đến địa chỉ như trên tờ thông báo”.
Theo lời Hùng, từ Cầu Giấy, hai bạn đi xe bus sang phố Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ trung tâm giới thiệu việc làm nằm sâu trong một ngõ nhỏ, văn phòng làm việc chưa đầy 10m2, với vỏn vẹn hai chiếc bàn và vài tập giấy tờ. Được “nhân viên” trung tâm tiếp đón và giải thích nội quy công việc, từ hứa hẹn trên tờ rơi không mất lệ phí thì giờ mỗi sinh viên phải nộp 100.000 đồng, nếu muốn được nhận thẳng vào làm việc, không qua phỏng vấn. Thấy lệ phí trên chỉ bằng 1/2 lương một ca làm việc, hai sinh viên vui vẻ đồng ý. Một nhân viên khác tiếp tục đưa hai bạn đến nơi nhận việc làm.
Tới đây, Hùng và người bạn không khỏi bất ngờ khi mỗi lúc lại “đẻ” một khoản phí khác. Phía công ty tuyển nhân viên yêu cầu nộp 150.000 đồng làm hồ sơ để chứng nhận nhân viên chính thức và đảm bảo quyền lợi cho người được tuyển dụng. Nhận ra đã rơi vào “bẫy” của trung tâm lừa đảo, hai bạn quyết định dừng lại. Người bạn gái đi cùng Hùng, sau khi ra khỏi văn phòng, đã khóc òa vì bị lừa, không thể lấy lại số tiền đã nộp.
Trường hợp của Hùng cũng là cảnh ngộ chung mà nhiều sinh viên đã gặp phải. Dù đã cảnh giác mánh khóe của các trung tâm môi giới nhưng vì mức lương hấp dẫn mà nhiều người đã rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Phương Thảo (sinh viên năm thứ nhất, đại học Luật Hà Nội) đọc được thông báo tuyển nhân viên bán hàng tại bến xe bus. Điều đặc biệt là công việc này chỉ dành cho sinh viên năm thứ nhất và thứ hai.
Thảo tâm sự: “Tôi liên lạc theo số điện thoại trên tờ rơi để hỏi chi tiết công việc, nhưng người bên đầu dây không nói rõ, chỉ hẹn thời gian và địa điểm phỏng vấn. Dù cảm thấy có chút mập mờ nhưng tôi vẫn thử đến địa chỉ như đã hẹn. Địa chỉ “văn phòng” nằm sâu trong con ngõ nhỏ trên đường Láng. Càng vào sâu càng thưa thớt bóng người. Đến khi dừng lại trước ngôi nhà như đúng địa chỉ đã hẹn, ánh sáng nhạt nhòa hắt ra từ căn nhà đó khiến tôi rùng mình sợ hãi về thực chất công việc “bán hàng” ấy và lập tức quay về”.
Những hệ lụy đau lòng
Đối với sinh viên, tự thân vận động để có một công việc bán thời gian là điều đáng khích lệ. Thực tế, các công việc làm thêm không chỉ góp thêm thu nhập, đỡ đần cho cha mẹ hay đáp ứng các nhu cầu khác của bản thân mà còn mang lại cho các bạn trẻ những kỹ năng và trải nghiệm lý thú.
Thu Hoa (sinh viên Học viện Hành chính quốc gia) chia sẻ: “Công việc hàng ngày của tôi là tới các trường đại học, giới thiệu và giúp các bạn sinh viên làm thẻ ATM. Công việc nhẹ nhàng, đơn giản và cũng đem lại cho tôi một khoản thu nhập khá. Tôi còn có thêm nhiều bạn bè và nâng cao một số kỹ năng sống cho bản thân. Tôi rất hài lòng với việc làm hiện tại”.
Tìm được việc làm thêm đã khó, nhưng để có công việc phục vụ cho ngành học của mình là điều càng khó hơn. Là sinh viên khoa Công nghệ thông tin của đại học Bách khoa Hà Nội, Tuấn may mắn có được công việc ngoài giờ tại một công ty máy tính. Tuy công việc đơn giản nhưng đã mang lại những kinh nghiệm quý giá để Tuấn sẵn sàng, chủ động hơn trong công việc tương lai.
Mặc dù vậy, đôi khi cái được chưa thấy đâu mà cái mất đã đầy rẫy. Với sinh viên, học tập là nhiệm vụ được đặt hàng đầu. Ngoài thời gian học chính trên lớp cần dành thời gian tự học và tham khảo tài liệu. Vì vậy, khi không cân đối thời gian học và thời gian đi làm, không ít bạn đã để ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nguyễn Hiền (sinh viên năm thứ hai, học viện Báo chí và Tuyên truyền) đang làm PG cho hãng điện tử tại một siêu thị.
Công việc này mang lại cho Hiền thu nhập khá cao, trung bình ba triệu đồng/tháng, có tháng được thưởng mức lương tới hơn năm triệu đồng. Mức lương hấp dẫn đã cuốn hút Hiền mải mê kiếm tiền mà bỏ bê việc học tập. Hiền thường xuyên nghỉ học, hầu như học kỳ nào cũng phải thi lại. Hiền cho biết, làm thêm tới sáu tiếng một ngày, lúc về nhà đã muộn và mệt mỏi nên cũng không thiết tới học hành nữa.
Một số sinh viên còn chấp nhận ca làm tới sáu tiếng đồng hồ một ngày nhưng tiền lương rất ít ỏi. Ngọc Ánh, sinh viên năm thứ hai, đang làm nhân viên cho một cửa hàng hoa gần cổng trường. Công việc của Ánh bắt đầu từ 6h sáng tới 12h trưa, đòi hỏi phải chăm chỉ, khéo léo và phải chịu được áp lực, nhất là vào các ngày lễ đặc biệt trong năm. Vậy mà, mức lương hàng tháng Ánh nhận được chỉ có 600.000 đồng. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Ánh vẫn phải chấp nhận mức thu nhập hiện tại.
Gia sư là công việc được nhiều sinh viên lựa chọn .
Không chỉ nhận mức lương ít ỏi, áp lực công việc lớn, sinh viên đi làm thêm còn hạn chế thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, lịch làm việc có khi kéo dài đến cuối tuần. Quỹ thời gian ít ỏi chưa đủ để chăm sóc bản thân nên việc chăm lo cho các mối quan hệ cũng vì thế mà giảm sút. Ánh cho biết: “Ngày trước, cứ cuối tuần là tôi qua nhà cô chú ở Đống Đa chơi. Từ hồi đi làm thêm, công việc nhiều, lại mệt mỏi nên ít qua nhà chú hơn, lại giấu chuyện đi làm nên mấy lần bị chú quở trách”.
Dễ bị “sập bẫy”
Hầu hết các trung tâm “ma” giới thiệu việc làm thường nhằm vào đối tượng tân sinh viên. Nắm bắt tâm lý và nhu cầu của các bạn trẻ muốn tự kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống, các trung tâm “ma” thi nhau mọc lên và rất nhiều “con mồi” đã không may sa lưới. Các trung tâm có cơ sở vật chất thường rất sơ sài, có khi chỉ một bộ bàn ghế và mớ tài liệu nhỏ là đủ, để nếu không may bị phát giác thì dễ dàng đánh bài chuồn. Cũng có trung tâm để tạo uy tín nên chọn đặt văn phòng gần các công ty lớn, trang bị khá tiện nghi, khiến không ít bạn trẻ đã sập bẫy lừa tiền.
Thành Trung – sinh viên năm 3 trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã chinh chiến qua nhiều công việc làm thêm như gia sư, tiếp thị, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn chia sẻ: Người tìm việc nên tìm đến những công ty tuyển dụng việc làm lớn, uy tín như Tìm Việc Nhanh để có thông tin chính xác, lại đa dạng việc làm ở khắp tỉnh thành trong cả nước tránh tình trạng mất tiền, mất thời gian lại còn rước thêm bực bội vào người.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không