Kiến thức Tuyển dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn? Đúng hay chăng trong phỏng vấn...

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn? Đúng hay chăng trong phỏng vấn tuyển dụng?

22
“Tất cả các đánh giá trên sẽ lướt qua đầu nhà tuyển dụng trong khoảng 90 giây tiếp xúc đầu tiên và hình thành 80% ấn tượng của họ về bạn.”
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Hình ảnh là tất cả:

Khi nhiều người trong chúng ta tự nhủ rằng vẻ bề ngoài không hề quan trọng, thẳm sâu trong lòng chúng ta vẫn tự hiểu rằng con người vẫn có khuynh hướng đánh giá mọi thứ thông qua những gì họ thấy bằng mắt, trong lĩnh vực nghề nghiệp điều này càng đúng hơn. Khi đến một buổi phỏng vấn tuyển dụng, vẻ bề ngoài chính là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng đối với bạn. Nếu bạn chon cho mình một hình ảnh sai, mặc cho bạn có tốt nghiệp thủ khoa đi chăng nữa, trong đầu nhà tuyển dụng vẫn nảy sinh tâm lý loại trừ bạn dù ít hay nhiều, gâycản trở không nhỏ cho quá trình phỏng vấn ngay tiếp theo sau. Nếu bạn cho mình một phong thái, diện mạo tốt khi bước vào văn phòng, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng bật đèn xanh cho bạn hơn.
Vẻ bề ngoại của bạn không gói gọn trong việc hình dáng tướng mạo bạn trông ra sao, bạn mặc đẹp hay xấu, mà quan trọng hơn, đó là những yếu tố thể hiện cảm xúc, tính cách của bạn: gọn gang hay bê bối, thân thiện hay khó tính, là người nhiệt tình hay lười biếng. Tất cả các đánh giá trên sẽ lướt qua đầu nhà tuyển dụng trong khoảng 90 giây tiếp xúc đầu tiên và hình thành 80% ấn tượng của họ về bạn. Liệu khả năng chuyên môn của bạn có đủ lấp đầy 20% còn lại hay không? Chưa kể đến việc phải bù đắp cho phần 80% không mấy tốt đẹp kia!
Hãy thể hiện đúng cách:
Nói thế không có nghĩa là bạn nên tập trung 100% sức lực vào việc trau chuốt vẻ bề ngoài mà không quan tâm đến các vấn đề bên trong. Có nhiều nhân tố gọi là bề ngoài nhưng thực ra lại xuất phát từ bên trong. Một người ăn mặc gọn gang, lịch thiệp thường có lòng tự trọng cao, một người giàu nghị lực thường có thái độ lạc quan, thoải mái khi bước vào văn phòng, một người đam mê công việc sẽ tạo thành một sức hút vô hình đối với nhà tuyển dụng, và nhất là…đừng chải một cái đầu láng bóng đến dự phỏng vấn xin làm quảng đốc công trình xây dựng. Hãy tìm hiểu rõ đặc trưng nghề nghiệp mà mình đang ứng tuyển, quan sát những người trong ngành để học hỏi phong thái của họ và liên tục bồi dưỡng tâm hồn để khí chất tốt đẹp từ bên trong được bồi đắp và toát ra vẻ ngoài của bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không