Kiến thức Tài chính kế toán Chính sách thuế trong hoạt động gia công tại Việt Nam

Chính sách thuế trong hoạt động gia công tại Việt Nam

408
Một trong nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và khi thực hiện hoạt động gia công nói riêng là các quy định về thuế. Có thể nói, chính sách thuế có ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư.

Trong phạm vi bài viết này, PLF chỉ đề cập đến chính sách thuế trong hoạt động thuê gia công của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 60/2012/TT-BTC hướng dẫn khá chi tiết về nghĩa vụ thuế áp dụng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam (có hoặc không có cơ sở thường trú) hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận phải thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN). Nếu doanh nghiệp nước ngoài chỉ thuê gia công tại Việt Nam, tức chỉ giao tiền và nhận hàng khi kết thúc hợp đồng gia công, thì sẽ không phải chịu 2 loại thuế trên do họ hoàn toàn không có thu nhập nào phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Ngược lại, nếu doanh nghiệp nước ngoài áp dụng hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công của mình và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thì doanh nghiệp nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam.

Trường hợp bên thuê gia công là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nguyên, vật liệu, phụ liệu hoặc có thể cả máy móc, thiết bị cho bên gia công để sản xuất sản phẩm thì những loại hàng hóa, máy móc, thiết bị được bên thuê gia công cung cấp trong quá trình gia công gọi là hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tạm nhập thô, tái xuất thành phẩm). Những hàng hóa tạm nhập, tái xuất này được miễn các loại thuế.

Sau quá trình gia công, nếu những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã được sử dụng hết thì bên thuê gia công không phát sinh nghĩa vụ gì. Tuy nhiên, trường hợp những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đó còn dư thừa thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bên thuê gia công có quyền nhận lại nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa hoặc xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, tặng cho theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu hoạt động này làm phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định.

Tương tự, đối với các máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình gia công, doanh nghiệp nước ngoài có quyền nhận lại hoặc thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ các máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp nước ngoài đã cho bên nhận gia công thuê, mượn, và phải thực hiện nghĩa vụ về thuế nếu có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp nước ngoài cần lưu ý các nội dung này để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động gia công sản phẩm của mình tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam (có hoặc không có cơ sở thường trú) hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận phải thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN). Nếu doanh nghiệp nước ngoài chỉ thuê gia công tại Việt Nam, tức chỉ giao tiền và nhận hàng khi kết thúc hợp đồng gia công, thì sẽ không phải chịu 2 loại thuế trên do họ hoàn toàn không có thu nhập nào phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Tapchitaichinh.vn 

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không