Đang đi làm rồi nghỉ một thời gian dài là hiện tượng phổ biến ngày nay. Điều này có thể xảy ra vì rất nhiều nguyên do như: chuyện gia đình, vừa mới bệnh nặng, kế hoạch đi du lịch dài ngày, hay đơn giản chỉ vì việc làm không phù hợp.
Ảnh minh họa
Nếu lý lịch làm việc của bạn có khoảng trống, với bất cứ lý do nào bạn cũng có hai hướng xử lý cơ bản khi muốn tìm công việc mới:
Cách thứ nhất bạn có thể bày tỏ lý do của mình với nhà tuyển dụng theo hướng tích cực. Bạn có thể kể ra những kinh nghiệm thực tế mà bản thân đã cóp nhặt được trong quá trình nghỉ làm đó. Hoặc nếu bạn có tham dự khóa học nào, hãy cho nhà tuyển dụng biết.
Cách thứ hai có vẻ ít người biết đến hơn, đó là việc cấu trúc lại CV của bạn. Thay vì trình bày mục kĩ năng và kinh nghiệm theo trình tự thời gian, bạn hãy phân vùng từng nhóm cụ thể khác nhau. Cách bố trí này giúp bạn đính kèm những kinh nghiệm có được trong quá trình trải nghiệm thực tế lúc nghỉ việc. Với cách trình bày theo thời gian, việc bạn thất nghiệp thời gian dài có thể là một vết đen trên CV, nhưng với cách trình bày theo kĩ năng, bạn hoàn toàn có thể miêu tả quãng thời gian nghỉ việc của mình như một lợi thế cộng thêm.
Ví dụ: đặt tình huống bạn đã thất nghiệp trong khoảng 2 năm, và bây giờ đang viết hồ sơ xin việc mới.
CV của bạn nên bắt đầu bằng mục “Trình độ”, nơi bạn cho nhà tuyển dụng biết thông tin họ cần thấy nhất: băng cấp của bạn.
Tiếp đó, ở mục “Điểm mạnh của bản thân”, hãy chia các nhóm kĩ năng của bạn ra thành từng mục khác nhau: Bán hàng, Marketing, Quản lý .v.v… Ở cấu trúc thông thường, các kỹ năng này chỉ được nói qua với một gạch đầu dòng ngắn gọn. Ở hình thức mới tập trung vào kĩ năng, từng mảng như bán hàng, marketing sẽ được chi tiết hóa bằng nhiều mô tả hơn, nhiều ví dụ dẫn chứng liên quan hơn. Bạn nên viết ít nhất 4 gạch đầu dòng cho mỗi mục. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng số mục kỹ năng đừng nên quá nhiều, một nhà tuyển dụng đang cần tuyển chuyên viên tài chính sẽ không quan tâm bạn làm PR giỏi như thế nào. Hãy liệt kê đủ, và chi tiết!
Theo sau là mục:” Kinh nghiệm làm việc”, nơi bạn cho nhà tuyển dụng biết quá trình làm việc trước đây của mình. Nếu bạn từng nghỉ việc một thời gian dài thì đây là phần nhạy cảm nhất trong CV. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên vì thế mà chỉ liệt kê công việc mà lờ đi yếu tố thời gian. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ và càng đặt ra nhiều nghi vấn hơn.
Và cuối cùng, ở mục “Những kinh nghiệm khác”, bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết những gì bạn gắt hái được trong thời gian nghỉ việc. Hãy biến khoảng thời gian đó thành quá trình rèn luyện bản thân.
Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí biên tập viên, Khoảng thời gian thong dong du lịch nước ngoài có thể được miêu tả như quá trình tiếp thu văn hóa, truyền thống và mở rộng vốn sống. Đó chẳng phải là những gì nhà tuyển dụng mong đợi từ bạn hay sao?
Hãy thật sáng tạo ở mục này, nói thật sẽ là một nghệ thuật khi cách nói của bạn có thể biến những thông tin thực tế thành yếu tố có lợi cho bạn.
Dù chọn đi theo hướng nào, điều quan trọng là hãy biết rằng nhà tuyển dụng rất quan tâm và tò mò về khoảng thời gian thôi việc của một ứng viên. Hãy thuyết phục họ tin rằng thời gian đó chỉ giúp bạn trưởng thành thêm mà thôi.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông